Tán gẫu TỪ VIỆC "K" PHÁT ÂM LÀ "CỜ". Liệu có phải một cái sai rõ ràng?

Thảo luận trong 'Quán nghỉ' bắt đầu bởi Thiên Thanh Hi, 1/9/18.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa. Bạn muốn mở lại chủ đề? Nhắn tin cho admin Thiên Thanh Hi
  1. Thiên Thanh Hi

    Thiên Thanh Hi Ban Quản Trị

    Trước hết, tôi có lời cảnh cáo bạn không đưa thông tin gây hoang mang, mất đoàn kết liên quan đến tình hình chính trị của quốc gia. Nếu bạn tiếp tục có bài viết với nội dung tương tự lần kế tiếp, sẽ cộng dồn với vi phạm lần này, tài khoản khanhlykrb sẽ bị banned.

    Giờ thảo luận nội dung còn lại của bạn. Tôi muốn hỏi các tổng thống Mĩ đều không nghiên cứu ra được tên lửa, máy bay hoặc nông sản tốt/năng suất hơn, tại sao họ không đi làm công nhân? Cho đi làm công nhân, họ kém thợ lành nghề, đi làm ruộng cũng thua người nông dân, có thể kể ra vô vàn loại công việc khác mà rất nhiều người giỏi hơn họ, vậy tại sao hơn 320 triệu người Mĩ cần có họ? Ông kĩ sư tên lửa nếu đầu óc giỏi thế sao máy tính hỏng vẫn phải gọi thợ? Đó là ví dụ cơ bản về sự phân công lao động trong xã hội hiện đại. Nhà ngôn ngữ học thì công việc là giảng dạy và nghiên cứu ngôn ngữ chứ không phải chế tạo tên lửa, nếu không nhờ có họ thì không có chữ viết để mà học, lúc ấy cái xe đạp cũng không thể ra đời chứ đừng nói đến tên lửa.
     
  2. anh em không nên nói thế, xã hội phân chia mỗi người 1 công việc, cái tất yếu của của một đất nước đó là tính hàn lâm, đột phá, như bạn thấy ngày xưa chúng tôi học, học xong bạn bè ngồi hỏi bàn nhau nên nhớ lâu.
    Tính "hàn lâm" hay còn gọi là khoa học cơ bản, như việc giáo sư Đại nghiên cứu đó là tính hàn lâm, còn ứng dụng vào thực tế có đúng hay không thì thời gian và nhiều nhà khoa học khác kiểm chứng mới xác nhận được, vậy tính hàn lâm quan trọng như thế nào ?. ví dụ như nước nga, mỹ, anh họ đều có tính có tính hàn lâm rất cao thu hút nhân tài nghiên cứu phát triển sự cơ bản nên đất nước phát triển, cũng không phủ nhận từ thời chiến tranh họ đã tích của cái có thể nói là vốn của họ nhiều, như trung quốc nhật bản trung quốc thì họ nhái hàng nhiều, nhật bản họ mua phat minh, nên đại đa số hàng của nhật bản tốt hơn., vậy việt nam ta làm gì
    giả sử bạn nhìn vào cái xe máy bạn đã bao giờ hỏi trong cái xe máy việt nam ta sản xuất được bộ phận nào, lâu rồi tôi không cập nhập nhưng chính xác 2013 giáo sư tuyên bố việt nam đã sản xuất được săm xe và biển số, nhưng công nghệ dập biển số là của nước ngoài, còn nói theo cách chợ búa thì bạn ăn 2 quán phở 1 quán gia truyền tích lũy từ đời này qua đời khác và 1 quán chộp giật, nên người ta ăn quán gia truyền nó ngon, cùng bánh phở chỉ khác nhau gia vị thì bạn coi ccách pha gia vị đó là tính hàn lâm, vậy giáo sư đại nghiên cứu ở đây tuy không hẳn là tính cơ bản nhưng cũng gần như đươc coi là tính cơ bản, giáo sư bùi hiển ghép chứ mới được coi là hàn lâm vì thay đổi cách viết nhưng chỉ tiếc là không đúng thời điểm này, nếu giáo sư bùi hiển sinh ra sau chiến tranh bắt đầu cải cách chữ viết có lẽ giờ anh em ta đang học theo kiểu chữ đó :D
    còn xét riêng về mặt con người thì sao, nếu bạn để ý, một số ngôi trường nước ngoài họ không quan tâm bạn học lớp mấy chỉ cần bạn thi vào được thì họ sẵn sàng đào tạo bạn, tại sao? vì mỗi một con người do gen đột biến zen ( không phải người x nhé), họ có một biệt tài học 1 thứ rất giỏi, có người học toán giỏi, người học gdcd giỏi người học địa lý giỏi.. nên không thể nói là động tý là làm công nhân nông dân được :D
    một số anh em chỉ học cho qua, nghiên cứu sâu, nhưng nếu bạn gặp một ai đó hỏi bạn, học toán để làm gì? học vật lý để làm gì? 10000000.. câu hỏi vì sao thì có thể nói đó là nhân tài cần nuôi dưỡng, trong công việc bạn làm 1 con đường bạn cần nhiều người, nhưng khi bạn nghiên cứu 1 vấn đề gì thì chỉ cần 1 người là được
    về phần TTH hầu như không liên quan gì tại sao lại bàn luận về vấn đề này, tôi nể vì vấn đề này đang gây bức xúc trong dư luận và nhiều ý kiến trái chiều, còn về ứng dụng thực tế không biết, nhưng thực trạng ngày nay phải nói là sự tự giác học tập không còn được như thế hệ 8x giật về trước công nguyên như chúng tôi, vấn đề không phải do kém thông minh đi mà khả năng do môi trường sống nhiều như internet, smatphone họ dùng thái quá mất kiểm soát, hiện tại nước ta tôi nghĩ đang ở giai đoạn giữa thị trấn và nông thôn, nên phải cần mạnh dạn thí điểm, để mang tính đột phá, nói ra thì còn nhiều lắm thôi xxin phép chém tiếp sau
     
    Thiên Thanh Hi thích bài này.
  3. Thiên Thanh Hi

    Thiên Thanh Hi Ban Quản Trị

    Bạn hunter985 đưa ra ví dụ rất thực tế, đó là nếu giáo sư Bùi Hiển sinh ra sớm hơn mấy chục năm thì rất có thể giờ này chúng ta đang viết chữ theo nghiên cứu của ông.

    Trở lại với việc đánh vần (tôi không bàn về phương pháp của giáo sư Đại), đã mấy chục năm nay nhiều thế hệ người Việt và hàng chục triệu người vẫn có điểm đánh vần sai, chẳng hạn như chữ "ă". Mọi người thường được dạy đọc nó là "á" (chữ "a" thêm dấu sắc), như: á tờ ắt, bờ ắt bắt. Còn chữ "â" được dạy đọc là "ớ" (chữ "ơ" thêm dấu sắc), như: ớ tờ ất, bờ ất bất nặng bật. Trong khi phát âm đúng thì chữ "ă" phải là chữ "a" bị chặn hơi ở cổ họng, tạo ra một âm "a" ngắn (/ʌ/). Chữ "ơ" (/əː/) khi bị chặn hơi ở cổ họng thì ra chữ "â". Nên chữ "ă" khi phát âm thì nghe hơi giống như "á", tương tự "â" nghe hơi giống như "ớ", nhưng nếu đọc hẳn là "á" và "ớ" thì sai hoàn toàn. Mặc dù nói thì vẫn đúng, nhưng đánh vần lại sai, gây nên sự hiểu nhầm về âm vị của nguyên âm "ă" và "â".

    Có sự sai lệch này, nguyên nhân rất có thể cũng giống như việc học tiếng Anh trong trường hiện nay (đa số giáo viên phát âm không chuẩn), mà phổ cập giáo dục thì cần tiến hành nhanh, số giáo viên phát âm chuẩn thì ít mà số không chuẩn thì nhiều, thế hệ trước cứ truyền cho thế hệ sau như vậy. Cũng giống như tiếng Anh- Mĩ, cùng là tiếng Anh nhưng người Mĩ nói khác nhiều so với người Anh, là bởi nước Mĩ ngày xưa tập hợp dân từ khắp nơi trên thế giới, nói nhiều thứ tiếng khác nhau, sau này phổ cập tiếng Anh đã không thể chính xác được như tiếng Anh gốc.

    Sẽ có người nói bao nhiêu năm đánh vần thế có sao đâu, giờ cần gì sửa lại? Nếu vậy là chỉ nhìn vào lợi ích trước mắt. Bao năm qua chúng ta ngồi trong xó nhà, giỏi lắm thì vùng vẫy trong khối Asean, giờ cần sửa lại làm sao để người Việt học ngoại ngữ tốt mà người ngoại quốc muốn học tiếng Việt cũng dễ, để được như vậy thì chữ viết Quốc gia và việc đánh vần phải chuẩn. Khi biết đọc đúng chữ "ă" thì học đến phiên âm /ʌ/ trong IPA sẽ thấy rất dễ, chỉ vài phút là làm quen, thay vì mất cả buổi để tập, đồng thời cũng rất thuận tiện để học cách đọc các phiên âm bị chặn hơi, như /u/ trong từ "book".
     
    tocbacvjp thích bài này.
  4. Mình xin đưa ra 1 số ý kiến như sau:

    - Thứ nhất, việc bất đồng trong ngôn ngữ nói và ký tự được viết ra không phải chỉ xảy ra ở tiếng Việt.
    Ví dụ như trong tiếng Hàn cũng có âm nối đuôi (patchim), từ nối liền (r-r = L; ...)
    Hay phổ thông nhất trên thế giới là tiếng Anh, "hour" "exhausted" thì chữ "h" phải là âm câm.
    Rồi cả tiếng Trung, có những chữ tượng hình mà đến chính người dân Trung Quốc "xịn" cũng chỉ biết đọc, chứ không thể gõ nổi trên bàn phím vì quá phức tạp.
    Vậy thì, hầu hết trong mọi ngôn ngữ cũng đều có những trường hợp gọi là bất quy tắc. Mà đã gọi là bất quy tắc thì buộc phải nhớ.
    Điều đó không thể lấy làm lí do biện minh cho việc: Cần phải cải cách để làm biến mất sự "bất quy tắc" được.
    Cũng đồng nghĩa với việc không thể lôi lý do "dễ học" ra để cải cách 1 ngôn ngữ bởi vì chính sự bất quy tắc đó lại là chìa khoá để phân biệt.

    - Thứ hai, bàn về tính kinh tế thì quá nhiều vấn đề.
    1. Phổ cập lại chữ viết mới, cách đọc mới ?
    2. Dịch hết tài liệu cũ sang kiểu viết, kiểu đọc mới.
    3. Đồng bộ lại toàn bộ phiên bản dịch của tiếng Việt từ mọi ngôn ngữ trên toàn thế giới.

    Sở dĩ cần bàn đến 2 vấn đề này, vì trong bất kỳ 1 nghiên cứu khoa học, 1 luận văn cấp độ nào cũng đều có phần Mở đầu - Tính cấp thiết của đề tài. Và bất kỳ 1 ông GS, TS nào cũng đều lấy cho mình những lý do như "vì chữ viết hiện nay còn tồn tại ... abc, xyz, ...." hoặc " điều này gây lãng phí .... " , "sự thay đổi là cần thiết cho việc dễ dàng ... blah bloh"... cho nên tôi đề xuất ....

    Tuy nhiên, các đề xuất của các ông thì ... thôi, tôi cũng khỏi bàn.

    Trong ý cuối cùng của TTH, mình khá nghi ngại, liệu rằng kiểu mới đã đúng hướng, liệu đã phải bản final chưa ? Hay mới chỉ là ver.1 ver.2 ver X.
    Và câu hỏi cần đặt ra thế hệ tương lai có chấp nhận sự sắp đặt này ?

    Mình hoàn toàn ủng hộ "hàn lâm" ngôn ngữ học, vì đó là 1 khía cạnh cần thiết của cuộc sống, của khoa học, của trí tuệ loài người.
    Tức là nếu như điều TTH nói ở ý cuối xảy ra, đó là điều hết sức tuyệt vời.
    Nhưng nhìn vào thực tế, từ "hàn lâm" để đưa vào thực tiễn, cách làm hiện nay của chúng ta, cụ thể là BGD chưa được hợp lý. Khi mà nói không quá, mỗi năm đổi sách 1 lần như hiện nay thì anh không thể dạy nổi em, bố đọc sách của con như chó xem thời sự, ...
    Đúc rút kinh nghiệm từ quãng thời gian đi học, mình không có niềm tin vào sự ổn định trong kiến thức của nền giáo dục ở VN.
    Mặt khác, cũng không có gì chắc chắn rằng phát âm theo tiếng Latin sẽ là ngôn ngữ chuẩn mực của loài người.

    Cái "lỗi" ở đây không thể trách người dân không dám thay đổi, mà là vì cái cách các ông làm khiến cho người ta mất hết sự tin tưởng.
    Thành ra người ta mới có ý nghĩ thà rằng sai, nhưng là SAI ỔN ĐỊNH, còn hơn chỉ đạt được đến cái GẦN ĐÚNG 1000 lần !
     
    Thiên Thanh Hi thích bài này.
  5. Thiên Thanh Hi

    Thiên Thanh Hi Ban Quản Trị

    Về cơ bản tôi đồng tình với những phân tích của bạn @dcndsky. Vấn đề lớn hiện nay là nhiều người dân mất lòng tin vào cái gọi là "cải cách" trong giáo dục, mà tôi cũng là một trong số đó. Bởi vậy trong bài viết gốc ban đầu, tôi đã nêu quan điểm:
    Nghĩa là, tôi ủng hộ việc có những nghiên cứu cải cách vì tầm quan trọng của chúng, nhưng bất kì cải cách nào, nếu không chứng minh được "nó đúng và thực sự tối ưu" thì tôi không ủng hộ.

    Những tồn tại bất quy tắc trong ngôn ngữ, nhiều quốc gia đều có như ví dụ của bạn, do hệ quả để lại trong quá trình cải cách chữ viết nhằm phù hợp với ngữ âm của họ, hoặc lý do lịch sử khác. Tuy nhiên, hàm lượng bất quy tắc xét trong tổng thể ngôn ngữ của họ là rất ít và tôi chưa tìm được nước nào xảy ra hiện tượng đánh vần sai như Việt Nam, nghĩa là mâu thuẫn tồn tại trong chữ viết và việc học chữ hiện nay không thể được coi là "bất quy tắc". Người Anh họ sẽ không cải cách chữ viết chỉ vì trong hàng trăm nghìn từ, có vài trăm từ bất quy tắc, khi mà thứ tiếng của họ đã phổ biến khắp thế giới và có thể gây ra hậu quả được không bằng mất. Nhưng chữ Quốc ngữ thì khác.
     
    Powerlifter thích bài này.
  6. cái khúc mắc ở đây. người ta đang cố gắng bóc tách sao cho dễ hiểu dễ đánh vần là tốt nhất thì lại gây hiểu nhầm. đơn giản mình tên "kiên" vào trong nam họ ghi ciên. hỏi thì bảo tao tưởng mày dân tộc lên ghi là ciên. về nhà con lớp 1 bố ơi tên bố là "cờ" nào c cờ. k cờ ca. hay cờ q mà giật mình.
    nói về ngôn ngữ phát âm. ông nào cũng nhận mình chuẩn cuối cùng giọng phổ thông là vô đối. còn giọng địa phương như nghệ an. hà tĩnh.. đều nhầm. thạc sĩ sinh học phất âm q đọc cu. cũng chịu. cho nên c k q không nên đánh đồng là một. mai khai giảng con nó vừa hỏi ..ẽo cà ẽo ..ẹt điền k ca hay c cờ hả bố. ít nhiều thấy vui. :D
    còn như ban nói tính cấp thiết đề tài cái đó vẽ dễ lắm. ví dụ bán hàng rong là đặc điểm nền văn hóa kích thích tiểu thương du lịch cũng cấp thiết. dẹp bán hàng rong để đảm bảo sức khỏe đô thị văn minh... cũng là cấp thiết
    còn về tiếng việt nếu người ta sang đây làm ăn thì ho phải học. học mãi học nữa nhưng nếu không sang thực đia thì cũng là chim sáo diều nên anh em không cần lo. nếu ban đi nhiều sẽ gặp nhiều ông tây nói giọng việt khác nhau như nói giọng hà tĩnh. miên nam miền bắc vì cô giáo dạy là người miền đó.
    nếu ủng hộ giáo sư đại thà tôi ủng hộ ông bui hiển còn hơn. ông bùi hiển đề xuất khi mà 99% người ta đọc thông viết thạo nên khó. ngày xưa người dân ko biết chữ nhiều nên dễ dạy. có cụ bảo ngày trước nếu không đọc được chữ a â.. ghi trên cổng chợ còn không được vào. ko biết đúng hay sai :D.
    bàn luận về vấn đề này chung quy là không ủng hộ. còn nếu bắt học thì cũng không thể tránh được. giống như 1+1=2 là quy ước chung toàn thế giới. ngôn ngữ cơ thể cũng có quy chuẩn riêng
     
    Thiên Thanh Hitocbacvjp đã thích.
  7. Phát minh thì tốt, nên ủng hộ !

    ỦNG HỘ TINH THẦN thôi nhá chứ đừng có cái gì cũng ủng hộ !!!

    Phát minh thì đầu tiên nghĩ đến cái lợi cho dân !!!

    Quyền càng lớn trách nhiệm càng lớn !!!

    Đầu tư bao nhiều tiền để in, để tuyên truyền thậm chí Quốc hội còn CHƯA THÔNG QUA là ...

    NGÔN NGỮ chứ không phải MÓN ĂN mà ai thích thì học !!!
     
  8. Nếu đồng chí có con vào lớp 1 đúng cái năm nay , năm cải này
    đồng chí sẽ làm thế nào ,
    tiện thể xin mọi ý kiến từ các member . thank's
     
    Thiên Thanh Hi thích bài này.
  9. Thiên Thanh Hi

    Thiên Thanh Hi Ban Quản Trị

    Cảm ơn câu hỏi hay của bạn, nếu là con/cháu tôi thì:
    Một là tôi cảm thấy không có vấn đề gì lớn, chung quy chỉ là thay đổi cách đánh vần vài chữ, nếu như tôi không chịu bỏ thời gian cho nó thì tôi sẽ kêu là "phương pháp mới khó học, gây hoang mang cho phụ huynh...", nhưng chỉ cần bỏ ra 15 phút tìm hiểu là thấy rất dễ dàng. Còn cái gọi là xung đột giữa cách đánh vần cũ và mới thì gần như không tồn tại, bởi đánh vần khác nhau nhưng quan trọng là đọc từ lên vẫn như vậy, nói và viết vẫn vậy. Ngày xưa chúng ta đi học, cũng chỉ có lớp 1 là học đánh vần, từ lớp 2 trở về sau mọi người đều đọc và viết trôi chảy mà không cần phải dùng lại kiến thức về sự đánh vần, nên nhiều khi người lớn đánh vần còn sai so với trẻ. Bởi vậy, một đứa trẻ đánh vần theo cách cũ và một đứa đánh vần theo cách mới thí điểm thì cả hai đều đúng.

    Hai là tôi viết thư góp ý về những bất cập có thể phát sinh, chẳng hạn cần dạy trẻ khi đánh vần một từ có "c/k/q" đứng đầu đi kèm với nguyên âm thì chúng đều đọc là "cờ", nhưng nếu đọc riêng từng chữ cái thì phải là "cờ, ca, cuờ".

    Tôi cũng sẽ góp ý sau 15 năm kể từ phương pháp đánh vần mới được áp dụng đại trà thì cho phép thí điểm chính tả mới, theo đó:
    - Cây kim => cây cim
    - Điện quang => điện coang
    - Con nghé => con ngé
    - Giáo dục => dáo dục
    - Con trâu => con châu
    - Suất ăn => xuất ăn
    - Phở => fở
    (Giọng Hà Nội và miền Bắc nói chung không phân biệt "d" với "gi", "tr" với "ch", "s" với "x").

    Nhưng không phải là bắt buộc thay đổi cách viết, mà là tùy chọn, chấp nhận cả hai cách viết cũ và mới, ai muốn viết sao cũng được. Với những người theo chính tả cũ thì không khó khăn gì khi đọc các văn bản theo chính tả mới, còn những trẻ được dạy phương pháp đánh vần mới từ 15 năm trước thì dễ làm quen hơn.

    Sau 5 năm thí điểm thì áp dụng dạy đại trà chính tả mới đối với lớp 1. Sau 10 năm kể từ khi áp dụng dạy đại trà thì các văn bản mới do các cơ quan ban hành bắt buộc phải áp dụng theo chính tả mới (còn người dân viết cách nào là quyền của họ). Thêm 20 năm nữa thì chính tả mới thay thế hoàn toàn và được coi là quy chuẩn.

    Như vậy tổng thời gian cho đến khi cải cách xong chữ viết là 50 năm, đủ để thích ứng dần, không gây ra những xáo trộn, khó khăn trong xã hội. Những thế hệ sau khi đọc thông tin, sách vở theo chính tả cũ sẽ không thấy khó khăn gì vì quan trọng là chúng phát âm được nên vẫn hiểu. Cũng như chúng ta khi đọc sách viết đầu thế kỉ 20, các cụ viết: "đờn ông, đờn bờ, nhơn quở, kách mệnh" thì vẫn hiểu là "đàn ông, đàn bà, nhân quả, cách mạng" đấy thôi.
     
    Powerlifter, tocbacvjphunter985 đã thích.
  10. chỉ đã đọc gần hết nhận định và phân tích
    tôi cho rằng" thay đổi chữa viết = chết
     
  11. MasterPie

    MasterPie 《♡Siêu☆Cấp♡》 Người Kiểm Duyệt

    Không hẳn thay đổi = chết như bạn nghĩ.

    Thực tế lịch sử Việt Nam cũng có vài lần thay đổi chữ. Từ Hán tự sang Nôm tự ( chữ Nôm là một biến thể của chữ Hán, do người Việt sáng tạo dựa trên sự phù hợp của tộc Việt), và từ Nôm tự sang chữ Quốc ngữ mà ta dùng ngày nay. Ngay cả khi chuyển chữ Nôm sang chữ Quốc ngữ, cũng có những phiên bản khác nhau, và trải qua gần 100 năm lịch sử mới hình thành chữ Việt như hiện tại.

    Ngay tại nước làng giềng Trung Quốc, chúng ta ai cũng biết Trung Hoa có một bề dày lịch sử đáng tự hào (đối với dân tộc Hoa). Họ đã cải tiến chữ Hoa phồn thể thành giản thể thành công. Lợi ích chắc chắn sẽ thấy được, nhưng kèm theo đó có những tranh cãi không hồi kết. Bởi khi biến thể đi chữ viết cổ, họ đã làm cắt mạch văn hóa của đất nước họ. Con cháu đời này không thể tiếp cận các văn kiện lịch sử cha ông họ để lại, vì đọc không hiểu gì (trừ người Đài Loan, Hongkong và Macau). Chưa kể, Hán tự còn là tinh hoa của dân tộc Trung Hoa, khi cải tiến cũng đã làm mất đi ẩn ý sâu sắc trong từng con chữ.

    Cải tiến tiếng Việt là điều tốt, nhưng cải tiến theo Giáo sư Đại hoặc Giáo sư Bùi Hiền không nên áp dụng vào thực tế. Của thầy Đại còn đỡ, chứ của thầy Hiền, có lẽ gần 100 triệu dân phải đi học lại, các văn kiện cần tái bản lại. Lợi ích chưa thấy đâu, chỉ thấy tốn cả đống tiền; nhân lực; thời gian vô nghĩa.
     
    DSKunN thích bài này.
  12. Cái thứ 1 thì tôi có thể làm được
    Nhưng cái thứ 2 thì theo tôi là không đúng
    Theo tôi phát âm chưa nói đánh vần thì phát âm hãy theo đúng âm điệu latin của nó
    S và X phát âm phải khác
    Tr và ch phát âm phải khác
    L và n thì cái này tuỳ vùng miền nhưng hãy cố phát âm đúng
    ...
    Thế mới là tiếng việt
    Cái hay cái riêng của tiếng việt cần phải lưu giữ và bảo trì .
     
    Last edited by a moderator: 6/9/18
  13. "
    Thông Tin Hải Dương cùng với Mèo Hương và 4 người khác.

    Hôm qua lúc 16:22 ·
    KHẨN CẤP KÍNH GỬI THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ VÀ QUỐC HỘI NƯỚC CHXHCN VIỆT NAM

    Tôi, nhà báo, nhà viết kịch Lê Quý Hiền với tư cách công dân khẩn thiết đề nghị Thủ tướng Chính phủ và Quốc hội nước CHXHCNVN xem xét ngay việc xuất hiện việc dạy thí điểm cải cách chữ viết và phát âm Tiếng Việt. Vấn đề không chỉ là chuyện nên hay không, đúng hay sai mà nghiêm trọng hơn là cách thay đổi này làm xáo trộn xã hội, xâm phạm đến Quốc hồn Quốc túy, bản sắc của Dân tộc là Tiếng Việt vì những lý do sau :
    1-Ngôn ngữ Tiếng Việt hình thành là do nhân dân tiếp thu, và được hoàn thiện từ thế hệ này qua thế hệ khác một cách tự nhiên chứ không phải là những quy định, phát kiến của cá nhân hay cơ quan tổ chức nào.
    2- Đặc điểm của ngôn ngữ là từ chữ tìm âm thích hợp để thể hiện chữ và phân biệt nghĩa chứ không áp đặt âm vào chữ. Khi trong ngôn ngữ Việt có chữ C, K, Q đã có âm cờ, ca, quờ để phân biệt, nay lại định gộp làm một thành âm cờ sẽ rất phức tạp và dẫn đến sự lộn xộn của ngữ nghĩa, trước hết việc viết sai chính tả sẽ trầm trọng hơn, tiếng Việt sẽ mất đi sự phong phú và vẻ đẹp tinh tế.
    Ví dụ từ “Tổ quốc” là thiêng liêng nếu cải tiến , “Tổ quốc” sẽ thành “Tổ cuốc” sẽ ra sao ? Người ta chỉ gọi Tổ quốc thành tổ cuốc với ý định mỉa mai sao nỡ định biến sự mỉa mai thành chính thức ?
    3- Đất nước nào cũng cần ổn định và phát triển, ngôn ngữ một Dân tộc càng phải thế. Trẻ Việt sinh ra biết nói tiếng Việt (phát âm) là từ gia đình, cha mẹ, quê hương chứ không biết nói tiếng Việt từ những người khoác áo khoa học ngồi trong phòng nghĩ ra phát kiến, cải tiến.
    4- Khoa học nào cũng phải bắt đầu từ thực tế, căn cứ vào thực tế để cải tiến và phát triển chứ không thể xóa bỏ thực tế để phát kiến cái gọi là mới rồi áp đặt theo biện pháp hành chính ( dạy cho trẻ trong trường học , trong sách giáo khoa theo “phát kiến mới” cũng là một cách áp dặt hành chính)
    5- Thừa nhận ngôn ngữ Việt ( hay bất cứ ngôn ngữ nước nào) cũng có một số bất cập và cộng đồng hiểu theo thói quen. Ví dụ : “Quyết tâm đánh thắng giặc xâm lược” hay “Quyết tâm đánh bại giặc xâm lược” thì từ “bại” “thắng” dù trái nghĩa nhưng đều là quyết tâm để ta thắng giặc bại. Ngôn ngữ từng dân tộc cũng phụ thuộc vào thói quen của mỗi dân tộc khác nhau. Nước ngoài lấy đối tượng so sánh nên nói “máy bay bay dưới trời, con kiến bò trên đất” , còn dân ta lấy vị trí mắt người thấy nên thành “ máy bay bay trên trời” và “con kiến bò dưới đất”. Ví dụ vậy là để thấy cần tôn trọng thói quen thành nếp của cả một dân tộc, không thể quy định cả dân tộc phải nói “máy bay bay dưới trời “ hay gọi "Tổ quốc" là "Tổ cuốc" hoặc đánh vần "quê hương" là "cuê hương" được !
    6 – Ngôn ngữ dân tộc quan trọng hơn bất kỳ một dự án lớn nào, quan trọng cũng như Quốc ca, Quốc kỳ khi có thay đổi phải được Chính phủ và Quốc hội thông qua chứ bộ GD-ĐT hay ai đó nhân danh nhà khoa học không thể tùy tiện thay đổi được. Kể cả cái gọi là "thí điểm" cũng phải được QH thông qua và Chính phủ cho phép ! Không thể coi thầy cô giáo và học sinh là chuột bạch. Càng không thể coi TIẾNG VIỆT thiêng liêng thành như đất sét để tùy tiện nhào nặn theo ý chủ quan .
    7- Tiếng Việt mất ổn định thì đất nước mất ổn định. Đằng sau "phát kiến cải tiến " này liệu có phục vụ cho âm mưu nào để hủy hoại Văn hóa Việt, gây bất ổn xã hội ?
    Vì tính cấp thiết trước một vấn đề tưởng nhỏ song rất quan trọng tới Văn hóa của cả một Dân tộc , tôi viết những đề nghị này một cách ngắn gọn, mong Thủ tướng Chính phủ và Quốc hội nhanh chóng xem xét..
    Kính
    Lê Quý Hiền

    (Hy vọng ý kiến này đến được với các vị đang có trọng trách với đất nước. Mong ai gần cận các vị đọc được làm ơn chuyển hộ vì tôi chả quen biết , tiếp cận được) .
    "
    P/s: nguồn coppy
     
  14. Thiên Thanh Hi

    Thiên Thanh Hi Ban Quản Trị

    @rua8xmk Bạn chưa rõ ý của tôi trong bài viết trước. Ai cũng biết trong phiên âm quốc tế IPA thì "s" # "x", "ch" # "tr", nhưng theo tiếng Việt chuẩn thì người Việt vốn không hề phân biệt giữa "s" và "x", "tr" và "ch", thực tế trong tiếng Việt chỉ dùng "x" và "ch", không có từ nào dùng "s" hoặc "tr".

    @khanhlykrb Lý luận của ông Lê Quý Hiền tôi thấy lệch lạc lắm, dường như ông không am hiểu về lịch sử ngôn ngữ và kiến thức cơ bản ngôn ngữ học. Phần lớn người dân không phân biệt được sự khác nhau giữa ba khái niệm "đánh vần", "chữ viết" và "tiếng Việt". Đánh vần thay đổi không có nghĩa chữ viết thay đổi, chữ viết thay đổi không có nghĩa thay đổi tiếng Việt. Thế nhưng nhiều người vẫn hô hào với khẩu hiệu chả liên quan gì kiểu như "giữ gìn tiếng Việt"! Ơ hay? Có ai định thay đổi tiếng Việt đâu mà kêu "mất ổn định" và đòi giữ gìn? Như ông Hiền là một ví dụ, chuyên môn của ông là nhà báo, viết kịch, chứ không phải nhà ngôn ngữ học, ông không hiểu sâu về ngôn ngữ thì đáng ra không nên bình luận bừa, dân tình đang phản đối ông Đại thì họ like ông Hiền, nhưng như thế là ông Hiền làm hại bao nhiêu người dân, vì ông khiến họ cũng thiếu hiểu biết theo mình là một (bởi không phân biệt được sự khác nhau giữa 3 khái niệm tôi đã nêu); làm việc thiếu trách nhiệm khi phát ngôn mà không chịu bỏ thời gian ra nghiên cứu- tìm tòi là hai.

    Ông Hiền nói hai chữ "tổ quốc" rất thiêng liêng, nếu viết "tổ cuốc" thì thành mỉa mai là sai hoàn toàn về mặt logic. Nếu vài chục năm trước, khi ông còn nhỏ và được dạy viết "tổ cuốc" thì ngày nay, nhìn thấy hai chữ "tổ quốc" ông cũng sẽ thấy ngứa mắt. Hai chữ "cách mạng" chẳng phải rất thiêng liêng sao? Không có cách mạng tháng 8 thì không có nước Việt Nam, nhưng nếu theo logic của ông, tác phẩm "Đường kách mệnh" về Bác Hồ phải chăng là đang châm biếm khi viết "kách mệnh" thay cho "cách mạng"?

    Theo tôi, ai đó phản đối hoặc ủng hộ điều gì đó, là chuyện rất bình thường trong xã hội, nhưng nếu là người có trách nhiệm, ít nhất phải tìm hiểu kĩ về khái niệm của những thuật ngữ mình đề cập đến, như trường hợp của ông Hiền thậm chí đang nhầm lẫn tai hại giữa "đánh vần", "chữ viết" và "tiếng nói", bởi vậy những lập luận mà ông triển khai sau đó đã đi theo một hướng sai hoàn toàn.
     
    khanhlykrbtocbacvjp đã thích.
  15. ^
    Khổ cái, hiện nay số người không chịu (hoặc không đủ trình độ) tìm hiểu về chuyên môn thì còn nhiều quá.
    Họ chuyên gia đi "múa phím", tát nước theo mưa, thậm chí nói không ngoa, có một số người còn muốn bú fame mút trend để lấy tiếng (như vụ PGS Bùi Hiền , hay vụ ô vuông tam giác đang nổi).
    Tôi nhớ thời gian trước, 1 tiến sĩ còn phải bức xúc mà thốt lên "cái đám quần chúng không biết gì", thì họ lại xù lông mổ xẻ thái độ, đánh tráo khái niệm, đánh lạc hướng vấn đề và phủ nhận sự ngu dốt của họ.
    Chúng ta thường lấy ví dụ 1 rổ cua để nói về sự ganh ghét đố kỵ của người Việt như 1 sự châm biếm. Nhưng trong trường hợp này, chính những người nổi tiếng, những con người có tầm ảnh hưởng, hay những nhà lều văn, lều báo của cộng đồng, ... thiếu hiểu biết, hời hợt lại là những con cua càng cứng đầu trong rổ cua đó.
     
    Thiên Thanh Hi thích bài này.
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa. Bạn muốn mở lại chủ đề? Nhắn tin cho admin Thiên Thanh Hi

Chia sẻ trang này