Nhạc/phim Nhạc Vàng - Những Bài Hát Bất Tử Vol.2 - Tổng Hợp

Thảo luận trong 'Quán nghỉ' bắt đầu bởi Giấy Trắng, 6/10/14.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa. Bạn muốn mở lại chủ đề? Nhắn tin cho admin Thiên Thanh Hi
  1. Giấy Trắng

    Giấy Trắng Gian hùng thời loạn

    [​IMG]

    Số bài hát: 200 bài

    Album tuyển chọn 200 ca khúc những bài hát nhạc Vàng bất hủ qua nhiều ca sỹ hải ngoại tài ba như: Duy Khánh, Thanh Thúy, Phương Dung, Chế Linh, Thanh Tuyền, Giao Linh, Hương Lan ...
    Nhạc vàng là dòng Tân nhạc Việt Nam Việt Nam ra đời từ thập niên 1960 với lời ca trữ tình bình dân được viết trên những giai điệu nhẹ nhàng (boléro, rumba, ballade ...).
    "Nhạc vàng" ở phía Nam vĩ tuyến 17
    Danh từ "nhạc vàng" xuất hiện tại miền Nam Việt Nam ở vùng do Việt Nam Cộng hòa kiểm soát vào những năm 1960. Vào cuối thập niên đó nhạc sĩ Phó Quốc Lân cho ra mắt ban "Nhạc Vàng" thuộc đài truyền hình Sài Gòn THVN để trình tấu định kỳ. Ông là tác giả những bản nhạc như “Xuân ly hương”, “Hương lúa miền Nam”, “Anh tôi” (nói về người lính Cộng Hòa), “Mong ngày anh về”, “Vui khúc tương phùng”. Những hãng phát hành băng và đĩa nhạc cũng cho ra nhiều sản phẩm với danh hiệu "nhạc vàng" như hãng Hương Giang, hãng Dạ Lan của nhạc sĩ Anh Bằng, và hãng Shotguns của Ngọc Chánh. Nhạc vàng sau đó được hiểu là thể loại nhạc tình êm dịu có tình yêu quê hương, tình yêu lứa đôi hoặc có nỗi lòng riêng tư của lính chiến mặc dù đang gánh trách nhiệm với đại cuộc. Cho đến năm 1975, dòng nhạc này phổ biến ở Miền Nam. Những tác giả với tên tuổi gắn bó với nhạc vàng là Trần Thiện Thanh, Anh Bằng, Nguyễn Văn Đông. "Nhạc màu vàng" ở phía Bắc vĩ tuyến 17
    Ở Miền Bắc do Việt Nam Dân chủ Cộng hòa kiểm soát thì từ thập niên 1950 đã du nhập khái niệm "nhạc màu vàng" từ Trung Hoa. Trong Hán ngữ nhạc màu vàng (huangse yinyue Hán Việt: hoàng sắc âm nhạc) được hiểu là nhạc tình thời thượng của thập niên 1930 phổ biến ở Thượng Hải. "Nhạc màu vàng" theo đó bị coi "là thứ âm nhạc lãng mạn bi quan, hoặc khêu gợi tình dục và những khát vọng thấp kém của xác thịt". Phong trào bài trừ "nhạc màu vàng" ở Trung Hoa thời Mao Trạch Đông cũng lan theo sang miền Bắc Việt Nam như trong những bài báo dịch lại từ tiếng Hoa, chống nhạc "ủy mị" vì thiếu tinh thần đấu tranh cách mạng. Cũng vì vậy mà dòng nhạc tiền chiến thịnh hành trước năm 1954 cũng phải câm nín.
    Nhạc vàng sau năm 1975
    Thời kỳ cấm đoán
    Sau năm 1975 danh từ "nhạc vàng" được dùng cho tất cả những tác phẩm âm nhạc ở miền Nam ra đời trong thời kỳ đất nước chia đôi và dòng nhạc này bị cấm trên các phương tiện truyền thông. Cũng như những đề mục văn hóa khác ở miền Nam, âm nhạc Miền Nam bị gán thêm cái nhãn hiệu chính trị là "nhạc phản động" hoặc "đồi trụy" vì "ru ngủ", không thể hiện được con người xã hội chủ nghĩa lý tưởng. Kết quả là nhiều sản phẩm văn hóa trong đó có băng cassette, đĩa nhạc cùng những bài vở ghi chép nhạc vàng bị đốt. Cũng theo nghĩa đó thì đối lập với nhạc vàng là nhạc đỏ tức dòng nhạc nêu cao chủ nghĩa cộng sản, mục tiêu giải phóng đất nước, đấu tranh giai cấp và ca ngợi tinh thần lao động. Dù vậy nhạc vàng vẫn được nhiều người ưa thích cả trong Nam lẫn ngoài Bắc vì nói lên được tình cảm cá nhân không gò buộc vào tập thể. "Nhạc vàng" do đó hàm ý vàng của quý kim mà người nghe phải lén lút để nghe vì nó cho người nghe cái tâm trạng "riêng" của con người trong khi xã hội chỉ cho phép cái ý thức hệ chung của tập thể.Dù phải nghe trộm qua những buổi phát thanh của VOA hoặc BBC từ hải ngoại, người trong nước vẫn cố gắng tìm nghe bất chấp hình phạt của luật pháp.Có thể nói nhạc vàng vẫn tiếp tục chiếm địa vị quan trọng trên thị trường âm nhạc và được dân chúng ưa chuộng hơn.
    Đối với người Việt hải ngoại thì nhạc vàng trở thành một dòng nhạc chủ đạo trong thị hiếu người nghe nhạc.
    Các nhạc sĩ nổi tiếng của khuynh hướng nhạc vàng có Hoàng Thi Thơ, Anh Bằng, Duy Khánh, Trần Thiện Thanh, Vinh Sử, Châu Kỳ, v.v.; và các ca sĩ là Thanh Tuyền, Chế Linh, Duy Khánh, Tuấn Vũ, Hương Lan, Giao Linh, Thanh Lan v.v.
    Hạn chế nhưng không còn cấm toàn bộ
    Mãi đến khi bắt đầu thời kỳ Đổi mới thì các loại nhạc vàng mới dần dà được chính quyền xét lại và cho phổ biến một cách hạn chế tuỳ theo tác giả và tác phẩm. Năm 1986 lần đầu tiên chính quyền cho ra danh mục 36 tác phẩm âm nhạc của Miền Nam trước kia nay được phép công khai trình diễn. Danh sách này sang thập niên 1990 thì bỏ, trong khi dân chúng tìm nghe nhiều loại nhạc vàng. Thay vào đó là danh sách nhạc cấm thuộc thể loại nhạc lính Cộng hòa. Bộ Văn hóa đề nghị cổ xúy nhạc xanh, tức nhạc trẻ của thời đại Đổi Mới nhưng không thành công. Trong khi đó số người nghe nhạc vàng ngày càng đông, không chỉ ở phía nam vĩ tuyến 17 và hải ngọai mà cả ở miền Bắc, thậm chí theo chân người Việt đi lao động ở Liên Xô và Đông Âu vào thập niên 1980. Chính quyền tỏ ra bất lực và thất bại trước phong trào nhạc vàng sống lại.
    Sang thế kỷ 21, những nhà kinh doanh và tổ chức ca nhạc trong nước đã tổ chức nhiều buổi trình diễn nhạc vàng, đưa ca sĩ từ hải ngoại về hát vì dễ kiếm lời. Nhạc sĩ Võ Công Diên nhận xét rằng:
    "Nhạc vàng thực chất là dòng nhạc quê hương mang âm hưởng dân ca các vùng miền Tổ quốc, nó rất gần gũi với tâm tình của người Việt Nam chúng ta, do đó nó có sức cuốn hút đối với số đông. Chính vì yếu tố này, dòng nhạc quê hương luôn được đa số công chúng chọn lựa".

    Nguồn: http://nhacso.net/
     
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa. Bạn muốn mở lại chủ đề? Nhắn tin cho admin Thiên Thanh Hi

Chia sẻ trang này