Khoa học/Công nghệ NASA phát hiện mỏ đá quý trên Sao Hỏa, sinh vật ngoài hành tinh đang "canh giữ"?

Thảo luận trong 'Tin tức' bắt đầu bởi dungthuy28, 8/1/23.

  1. Robot thăm dò Sao Hỏa may mắn Curiosity đã chụp được một bức ảnh lạ lùng về một khe nứt "tỏa hào quang", nơi có một mỏ đá quý có thể là bằng chứng về sự sống.
    Trong bức ảnh do NASA công bố, một thứ gì đó trông như dải "hào quang" xuất hiện giữa bề mặt khô cằn của Sao Hỏa.

    Chiếc rover bền bỉ và đầy may mắn của NASA - Curiosity - đã tiến tới gần và phát hiện khe nứt đó là lối vào một lòng hồ cổ đại, chứa đầy đá opal (đá mắt mèo). Ngoài việc là một kho báu theo nghĩa đen, số đá bán quý này còn đem đến một thứ còn quý giá hơn: Bằng chứng về khả năng hiện diện của sinh vật ngoài hành tinh, rất gần đây!



    [​IMG]




    Bức ảnh "vàng" của NASA, tiết lộ dấu hiệu về một điểm đứt gãy nơi rất có thể là lối vào của thế giới - Ảnh: NASA

    Theo Live Science, các nhà địa chất giải thích rằng số đá opal này cho thấy nước và đá đã tương tác bên dưới bề mặt Sao Hỏa gần đây hơn nhiều so với suy nghĩ trước đây, cải thiện triển vọng rằng sự sống từng ở đó, thậm chí vẫn đang ẩn nấp đâu đó.

    Nước chính là mảnh ghép còn thiếu để Sao Hỏa trở thành một hành tinh sống được, sau khi các nhà khoa học chỉ ra rằng ở các nơi trú ẩn bên dưới bề mặt sinh vật có thể được bảo vệ khỏi bức xạ mạnh của hành tinh và tồn tại.

    Có nhiều bằng chứng về nước trên Sao Hỏa. Curiosity và các robot khác của NASA cũng đang lang thang trên các khu vực rõ ràng là đông bằng sông cổ đại. Nhưng chúng đã khô cạn vài tỉ năm trước, khiến người ta nghĩ rằng sinh vật Sao Hỏa - nếu có - đã tuyệt chủng vài tỉ năm.

    Thế nhưng opal ở khu vực gọi là Gale Crater, một lòng hồ cổ rộng 154 km mà Curiosity đã khám phá từ năm 2012, đã đem đến một ánh sáng mới.

    Nhóm khoa học gia dẫn đầu bởi nhà vật lý Travis Gabriel từ Cơ quan Khảo sát địa chất Mỹ đã xem xét kho dữ liệu khổng lồ của Curiosity và chỉ ra điều bất ngờ nói trên. Việc phân tích tính chất hóa học của đá được thực hiện gián tiếp thông qua phân tích một tập hợp các quầng đứt gãy khác, bao gồm địa điểm khoan Lubango.

    Tại Lubango, các nhà khoa học đã điều khiển DAN, một thiết bị đo các neutron bị đánh bật khỏi bề mặt Sao Hỏa gắn trên mình Curiosity, thứ giúp nó phát hiện ra nước vì neutron bị chậm lại khi có mặt hydro, thành phần chính của nước.

    Kết quả đã xác định opal, một loại đá giàu nước. "Với mạng lưới đứt gãy lan tỏa ở Gale Crater, thật hợp lý hy vọng rằng các điều kiện dưới bề mặt phù hợp với sự sống này cũng mở rộng ở nhiều khu vực khác trong lòng hồ, và có thể là cả các nơi khác trong Sao Hỏa. Các môi trường này đã hình thành từ lâu khi các hồ cổ đại ở Gale Crater cạn kiệt" - tiến sĩ Gabriel cho biết.

    Nghiên cứu vừa được công bố trên tạp chí khoa học Journal of Geophysical Research: Planets.

    Nguồn: https://nld.com.vn/khoa-hoc/nasa-ph...hanh-tinh-dang-canh-giu-20230107071815878.htm
     

Chia sẻ trang này