Giáo dục Khi trẻ cãi lại, cha mẹ không nên ngăn cản một cách thô lỗ, trẻ sẽ rất biết ơn sau này

Thảo luận trong 'Tin tức' bắt đầu bởi dungthuy28, 25/7/22.

  1. Việc một đứa trẻ cãi lại có những mặt tốt nếu nó được cha mẹ kiểm soát trong giới hạn.
    Một đứa trẻ ngoan ngoãn là điều cha mẹ nào cũng mong mỏi ở con mình. Nhưng liệu sự ngoan ngoãn, không cãi lại, luôn luôn nghe lời có thực sự tốt và khiến trẻ trở thành người có triển vọng trong tương lai?

    Sự khác biệt giữa một đứa trẻ hay “cãi lại” và một đứa trẻ “không cãi lại”

    Tiểu Lý (Trung Quốc) có 2 đứa con trai sinh đôi, tuy giống nhau về ngoại hình nhưng lại có tính cách trái ngược nhau. Một đứa đặc biệt ngoan ngoãn, nghe lời, một đứa hay cãi lại, thường khiến cha mẹ phiền muộn.

    Có một lần Tiểu Lý mua 2 món đồ chơi giống nhau, người anh ngoan ngoãn nhận lấy rồi nói “cảm ơn mẹ”. Trong khi đó người em lại nói “tại sao mẹ lại mua con vịt mà không phải con voi”.

    Người mẹ thấy con không nói cảm ơn, còn vặn vẹo ngược lại, cô tỏ ra khó chịu nhưng vẫn cố bình tĩnh nói “con vịt này chơi cũng vui mà con, sao lại muốn mua con voi”.



    [​IMG]



    Bất ngờ, cậu bé giận dữ nói: “Voi là con vật con thích nhất. Con nhiều lần nói với mẹ là con thích voi chứ không phải vịt. Tại sao mẹ lại tặng con một món đồ chơi con không thích cơ chứ”.

    Trước sự rắc rối của đứa con trai thứ 2, Tiểu Lý lấy lại con vịt rồi đưa hết cho người anh. Người em thấy mẹ như vậy liền bỉu môi tỏ vẻ thờ ơ: “Con là đứa trẻ có sở thích, mẹ hãy tôn trọng sở thích của con, tốt nhất mẹ nên hỏi ý của con trước khi tặng quà. Lần sau mẹ nhớ nhé”.

    Có vô số những câu chuyện tương tự như vậy xảy ra trong gia đình của Tiểu Lý. Cô mệt mỏi với những câu hỏi bắt bẻ và lý sự của người em, trong khi người anh thì ngoan ngoãn rất nhiều.

    Điều khiến cho Tiểu Lý khó hiểu hơn cả là sau nhiều năm, khoảng cách giữa 2 đứa con trai có sự chênh lệch lớn. Người em ngày càng lanh lợi, có triển vọng khi tự mình khởi nghiệp thành công, còn người anh rất lương thiện, thích cuộc sống an nhàn, ổn định tới tháng nhận lương.

    Tiểu Lý rất phiền muộn, cô thắc mắc tại sao một đứa con hay cãi lại, thích bắt bẻ mẹ mình lại là điều tốt? Cô cũng nghĩ may là bản thân không ngăn cản con, để con được nói chuyện thoải mái, bày tỏ ý kiến của mình.

    Tại sao một đứa trẻ thích cãi lại là điều tốt?

    Khi cảm thấy bất đồng với ý kiến, hoặc khó chịu về một hành vi nào đó của cha mẹ, trẻ không chỉ bày tỏ sự tức giận của mình mà còn tranh luận rất gay gắt. Điều này cho thấy trẻ có suy nghĩ và nhận thức cá nhân, có ý thức độc lập, có dũng khí đấu tranh chống lại quyền lực của cha mẹ. Vì vậy, các bậc cha mẹ hãy quan tâm và tích cực hướng dẫn con mình.

    [​IMG]

    Giáo sư Li Meijin (Trung Quốc) cho biết: “Nguyên nhân khiến trẻ cãi lại có liên quan mật thiết tới cách cư xử của cha mẹ, thậm chí có thể ảnh hưởng đến sự phát triển tính cách sau này của trẻ. Vì vậy, các bậc cha mẹ phải áp dụng các phương pháp giáo dục đúng đắn để điều chỉnh và hướng dẫn hành vi cãi lại của con em mình”.

    Nếu trẻ bắt đầu cãi lại, cha mẹ nên nói 2 câu này, trẻ sẽ biết ơn cha mẹ khi lớn lên:

    - “Cha mẹ đang nghe đây, con nói trước đi”

    Khi trẻ bắt đầu cãi lại, cha mẹ có thể nói với trẻ câu này, cảm xúc của chúng sẽ được xoa dịu ngay lập tức. Khi bình tĩnh trở lại, tốc độ nói được trẻ kiểm soát, chúng sẽ nói chậm và tránh cãi vã gay gắt với cha mẹ.

    - “Cha mẹ hiểu ý của con rồi. Cha mẹ sẽ cân nhắc những gì con nói”

    Sau khi trẻ nói hết những điều bản thân muốn nói, cha mẹ hãy đáp lại bằng câu nói này. Có như vậy trẻ sẽ hiểu rằng, cha mẹ không cảm thấy phiền phức hay tức giận với những gì mình đã nói. Đồng thời, trẻ hiểu được cha mẹ cho phép mình được bày tỏ ý kiến cá nhân, có quyền góp ý, tranh luận.

    [​IMG]

    Bằng cách này, khi trẻ lớn lên sẽ hình thành tư duy nhạy bén, khả năng biểu đạt logic, hoạt ngôn, chúng sẽ rất biết ơn cha mẹ mình.

    Tuy nhiên, cha mẹ cần kiểm soát thái độ khi con mình cãi lại, không để trẻ vô lễ, lớn tiếng, nói năng bừa bãi…

    Tóm lại, cha mẹ nên dạy con ngay khi thấy trẻ bắt đầu thích cãi lại, đừng đợi đến khi chúng lạm dụng và chuyển thành thói quen xấu, lúc đó việc thay đổi đã quá muộn.
     

Chia sẻ trang này