Thời sự Hàng loạt chính sách quan trọng có hiệu lực từ tháng 7/2022

Thảo luận trong 'Tin tức' bắt đầu bởi dungthuy28, 28/6/22.

  1. Tăng mức lương tối thiểu vùng; Từ 2023, điểm thi đại học càng cao được cộng điểm ưu tiên càng ít… là những chính sách có hiệu lực từ tháng 7/2022.
    Sự kiện: Thời sự
    Tăng mức lương tối thiểu vùng

    Theo Nghị định 38/2022 của Chính phủ quy định về mức lương tối thiểu đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động, từ ngày 1/7/2022, mức lương tối thiểu vùng sẽ tăng so với Nghị định 90/2019/NĐ-CP như sau:

    - Vùng I: 4.680.000 đồng/tháng (Hiện nay là 4.420.000 đồng/tháng)

    - Vùng II: 4.160.000 đồng/tháng (Hiện nay là 3.920.000 đồng/tháng)

    - Vùng III: 3.640.000 đồng/tháng (Hiện nay là 3.430.000 đồng/tháng)

    - Vùng IV: 3.250.000 đồng/tháng (Hiện nay là 3.070.000 đồng/tháng)

    [​IMG]

    Lương tối thiểu vùng được tăng lên từ 1/7/2022 (Ảnh minh họa)

    Ngoài ra, còn bổ sung quy định về lương tối thiểu vùng theo giờ, cụ thể:

    + Vùng I: 22.500 đồng/giờ;

    + Vùng II: 20.000 đồng/giờ;

    + Vùng III: 17.500 đồng/giờ;

    + Vùng IV: 15.600 đồng/giờ.

    Từ 2023, điểm thi đại học càng cao được cộng điểm ưu tiên càng ít

    Quy chế tuyển sinh đại học mới ban hành kèm Thông tư 08/2022 của Bộ Giáo dục và Đào tạo chính thức có hiệu lực từ ngày 22/7/2022. Thông tư này có nhiều thay đổi đáng chú ý về chế độ cộng điểm ưu tiên cho thí sinh.

    [​IMG]

    Theo quy chế mới, điểm thi đại học cao thì được cộng điểm ưu tiên càng ít (Ảnh minh họa)

    Cụ thể, từ năm 2023, thí sinh đạt tổng điểm từ 22,5 trở lên (khi quy đổi về điểm theo thang 10 và tổng điểm 3 môn tối đa là 30) sẽ được được xác định điểm ưu tiên theo công thức:

    Điểm ưu tiên = [(30 - Tổng điểm đạt được)/7,5] x Mức điểm ưu tiên

    Ví dụ: Thí sinh đạt 24 điểm thì điểm ưu tiên được cộng trên thực tế chỉ còn 4/5 mức điểm ưu tiên tối đa được hưởng. Nếu thí sinh đạt 27 điểm thì mức điểm ưu tiên được cộng thực tế chỉ còn 2/5 mức điểm ưu tiên tối đa được hưởng. Thí sinh đạt 30 điểm thì không được cộng điểm ưu tiên.

    Như vậy, nếu tính điểm ưu tiên theo quy chế thi mới, thi sinh có tổng điểm càng cao thì càng được cộng ít điểm ưu tiên hơn.

    Ngoài việc giảm điểm ưu tiên cho các thí sinh có tổng điểm thi trên 22,5 điểm, quy chế thi mới còn giới hạn thời gian hưởng chế độ cộng điểm ưu tiên khu vực từ năm 2023.

    Theo đó, thí sinh chỉ được hưởng chính sách ưu tiên khu vực theo quy định trong năm tốt nghiệp trung học phổ thông (hoặc trung cấp) và thêm 01 năm kế tiếp.

    Thí sinh thi lại sau 02 năm tốt nghiệp trung học phổ thông không còn được cộng điểm ưu tiên khu vực khi xét tuyển đại học nữa.

    Bỏ chứng chỉ ngoại ngữ, tin học cho công chức kế toán, thuế, hải quan

    Từ 18/7/2022 tới đây, Thông tư 29/2022 của Bộ Tài chính về mã số, tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ và xếp lương ngạch công chức ngành kế toán, thuế, hải quan, dự trữ sẽ chính thức có hiệu lực.

    Theo đó, Thông tư mới đã không còn yêu cầu các chứng chỉ tin học, ngoại ngữ trong phần tiêu chuẩn trình độ đào tạo của các ngạch công chức chuyên ngành thuế, kế toán, hải quản mà thay vào đó, nếu vị trí việc làm yêu cầu thì các ngạch công chức này để phải sử dụng thành thạo.

    [​IMG]

    Công chức một số ngành sẽ không cần chứng chỉ ngoại ngữ, tin học (Ảnh minh họa)

    Trước đó, theo Công văn số 2499/BNV-CCVC, Bộ Nội vụ đề xuất sẽ có 74 ngạch công chức sẽ được bỏ chứng chỉ ngoại ngữ, tin học. Và mới đây, đã áp dụng với công chức chuyên ngành hành chính, văn thư, tại Thông tư 02/2021/TT-BNV.

    Ngoài ra, vẫn như Thông tư 77/2019/TT-BTC trước đây, công chức thuế, hải quan, kế toán được xếp lương như sau:

    - Công chức ngạch kiểm tra viên cao cấp thuế, kiểm tra viên cao cấp hải quan: Có hệ số 6,2 - 8,0; ngạch kế toán viên cao cấp có hệ số lương từ 5,75 - 7,55.

    - Công chức ngạch kiểm tra viên chính thuế, kiểm tra viên chính hải quan: Có hệ số lương từ 4,4 - 6,78; ngạch kế toán viên chính có hệ số lương từ 4,0 - 6,38.

    - Ngạch kế toán viên, kiểm tra viên thuế, kiểm tra viên hải quan: Có hệ số lương từ 2,34 - 4,98.

    - Ngạch kế toán viên trung cấp, kiểm tra viên trung cấp thuế, kiểm tra viên trung cấp hải quan: Có hệ số lương từ 2,1 - 4,89.

    - Ngạch nhân viên hải quan, nhân viên thuế: Có hệ số lương từ 1,86 - 4,06.

    Thông tư này có hiệu lực từ ngày 18/7/2022.

    Giảng viên học tiến sĩ ở nước ngoài được hỗ trợ học phí đến 25.000 USD/năm

    Từ 20/7/2022 Thông tư 30/2022 của Bộ Tài chính hướng dẫn cơ chế tài chính thực hiện Đề án Nâng cao năng lực đội ngũ giảng viên, cán bộ giáo dục đại học chính thức có hiệu lực.

    Cụ thể:

    Người được cử đi học tiến sĩ và thạc sĩ toàn thời gian ở nước ngoài sẽ được hỗ trợ:

    - Học phí và các khoản liên quan đến học phí tối đa không quá 25.000 USD/năm học

    - Chi phí làm hộ chiếu, visa

    - Sinh hoạt phí gồm: Tiền ăn, ở, đi lại, tiền tài liệu và đồ dùng học tập theo thời gian học thực tế.

    - Bảo hiểm y tế bắt buộc theo quy định của nước sở tại nhưng tối đa không quá 1.000 USD/năm.

    - Tiền vé máy bay đi và về, chí phí đi đường...

    Người được cử đi học tiến sĩ toàn thời gian ở trong nước sẽ được hỗ trợ:

    - Học phí.

    - Kinh phí thực hiện đề tài luận án, tham dự hội thảo, hội nghị ở trong nước với mức hỗ trợ từ 13 - 20 triệu đồng/năm...
     

Chia sẻ trang này