Nếu đúng như dự báo, đây sẽ là lần giảm thứ 3 liên tiếp của giá xăng trong nước. Trên thị trường quốc tế, dầu WTI giảm 0,11%, đạt 107,27 USD/thùng vào lúc 7h13 ngày 20/7 theo giờ Việt Nam. Trong khi đó, giá dầu Brent đạt 100,22 USD/thùng, giảm 0,52%. Giá dầu tăng đột biến, được hỗ trợ bởi lo ngại về nguồn cung do các lệnh trừng phạt của phương Tây đối với Nga, nhưng chịu áp lực bởi các nỗ lực của các ngân hàng trung ương toàn cầu nhằm kiềm chế lạm phát làm dấy lên lo ngại rằng một cuộc suy thoái tiềm ẩn có thể cắt giảm nhu cầu năng lượng. Trong một diễn biến khác, theo Reuters, trong bức thư ngày 14/7, Gazprom đã tuyên bố tình trạng bất khả kháng đối với nguồn cung khí đốt hồi tố từ ngày 14/6. Tin tức được đưa ra khi Nord Stream 1, đường ống quan trọng cung cấp khí đốt của Nga đến Đức đang trải qua 10 ngày bảo trì định kỳ hàng năm, dự kiến kết thúc vào hôm 21/7. Bức thư làm dấy lên lo ngại tại châu Âu rằng Moscow có thể không khởi động lại đường ống sau khi quá trình bảo trì hoàn tất để trả đũa các lệnh trừng phạt áp đặt lên Nga do cuộc xung đột Ukraine. Nếu nỗi sợ này trở thành hiện thực, cuộc khủng hoảng năng lượng sẽ trầm trọng thêm và có nguy cơ đẩy khu vực vào suy thoái. Giá dầu thô tiếp tục giảm tăng giảm trái chiều Tại thị trường Việt Nam, sáng ngày 20/7 giá xăng dầu trên thị trường không cao hơn mức giá: Xăng E5RON92 không cao hơn 27.788 đồng/lít Xăng RON 95 không cao hơn 29.675 đồng/lít. Dầu diesel không cao hơn 26.593 đồng/lít. Dầu hỏa không cao hơn 26.345 đồng/lít Dầu mazut không cao hơn 17.712 đồng/kg. Với đà giảm của giá xăng dầu thế giới, trong lần điều hành giá ngày mai 21-7 của liên Bộ Tài chính - Công Thương, giá xăng dầu trong nước có thể sẽ được điều chỉnh giảm. Nếu không sử dụng Quỹ Bình ổn, xăng sẽ giảm khoảng 2.500-3.000 đồng/lít, còn dầu giảm 1.200-1.500 đồng/lít/kg. Nếu đúng như dự báo, đây sẽ là lần giảm thứ 3 liên tiếp của giá xăng trong nước.