Pháp luật “Dính” hàng loạt vi phạm, một công ty chứng khoán bị xử phạt gần 1 tỷ đồng

Thảo luận trong 'Tin tức' bắt đầu bởi dungthuy28, 7/12/22.

  1. Công ty chứng khoán này đã bị phạt gần 1 tỷ đồng đã báo cáo không chính xác về tỷ lệ an toàn tài chính hay sử dụng số tiền thu được từ đợt chào bán chứng khoán ra công chúng không đúng với phương án đã được ĐHĐCĐ thông qua.
    Ngày 5/12/2022, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) đã ban hành Quyết định về việc xử phạt vi phạm hành chính đối với Công ty cổ phần Chứng khoán APG (mã chứng khoán APG).

    Chứng khoán APG bị phạt tiền 60 triệu đồng do lập, xác nhận hồ sơ đăng ký cung cấp dịch vụ giao dịch chứng khoán trực tuyến có thông tin không chính xác. Công ty đã lập, xác nhận Hồ sơ đăng ký cung cấp dịch vụ giao dịch chứng khoán trực tuyến có thông tin không chính xác về giải pháp xác thực đặt lệnh sử dụng chứng thư số, chữ ký số và xác thực đặt lệnh trong giao dịch chứng khoán trực tuyến.



    [​IMG]




    Sơ đồ giá cổ phiếu APG thời gian qua

    APG tiếp tục bị phạt tiền 100 triệu đồng do không báo cáo đối với thông tin phải báo cáo theo quy định pháp luật. Cụ thể, Công ty không báo cáo đối với thông tin phải báo cáo theo quy định pháp luật trên chuyên trang thông tin về trái phiếu doanh nghiệp của Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội các tài liệu sau.

    Công ty báo cáo không đúng thời hạn theo quy định pháp luật trên chuyên trang thông tin về trái phiếu doanh nghiệp của Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội các tài liệu sau: Báo cáo Quý II/2021, Quý II/2022 của tổ chức tư vấn hồ sơ chào bán trái phiếu; Báo cáo Quý II/2022 của tổ chức cung cấp dịch vụ đấu thầu, bảo lãnh, đại lý phát hành trái phiếu; Báo cáo Quý IV/2021, Quý I/2022 và Quý II/2022 của tổ chức đăng ký, lưu ký trái phiếu.

    Đồng thời, công ty chứng khoán này còn bị phạt tiền 125 triệu đồng do không lưu giữ tài liệu về việc lựa chọn nhà đầu tư tham gia mua chứng khoán chào bán hoặc phát hành riêng lẻ. Các trái chủ mua trái phiếu APGH2124001 phát hành trong năm 2021 của Công ty là 29 nhà đầu tư cá nhân trong nước. Tuy nhiên, Công ty không lưu giữ tài liệu về việc xác định nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp đối với các cá nhân này.

    Chưa dừng lại, APG còn bị phạt tiền 175 triệu đồng do báo cáo có nội dung sai lệch. Công ty báo cáo không chính xác về tỷ lệ an toàn tài chính tại các thời điểm 31/01/2022, 28/02/2022, 31/3/2022, 30/4/2022, 31/5/2022 và 30/6/2022). Kèm theo đó, APG còn buộc phải thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là báo cáo thông tin chính xác.

    UBCKNN tiếp tục phạt tiền 175 triệu đồng đối với APG do vi phạm quy định về hạn chế cho vay. Trong thời kỳ kiểm tra, Công ty đã cho một số khách hàng vay tiền thông qua các Hợp đồng đặt mua cổ phiếu, Hợp đồng đặt mua trái phiếu.

    Ngoài ra, APG bị phạt thêm 350 triệu đồng do sử dụng số tiền thu được từ đợt chào bán chứng khoán ra công chúng không đúng với phương án đã được Đại hội đồng cổ đông thông qua. Ngày 13/1/2022, Công ty hoàn thành đợt chào bán hơn 73 triệu cổ phiếu ra công chúng, tăng vốn điều lệ từ 732 tỷ đồng lên 1.463 tỷ đồng. Tuy nhiên, các khoản giải ngân số tiền thu được từ đợt chào bán của Công ty không đúng như mục đích nêu tại Nghị quyết Đại hội đồng cổ đông 01/2021/NQ-ĐHĐCĐBT-APG ngày 6/10/2021 và Nghị quyết Hội đồng quản trị số 25/2021/NQ/HĐQT-APG ngày 11/10/2021 về việc thông qua phương án sử dụng vốn thu được từ đợt chào bán chứng khoán ra công chúng.

    Về biện pháp khắc phục hậu quả, APG sẽ buộc phải thông qua Đại hội đồng cổ đông gần nhất về việc thay đổi mục đích hoặc phương án sử dụng số tiền thu được từ đợt chào bán chứng khoán ra công chúng theo quy định tại Điểm b khoản 8 Điều 10 Nghị định số 156/2020/NĐ-CP.

    Như vậy, tổng cộng số tiền Chứng khoán APG bị xử phạt là 985 triệu đồng.

    Được biết, Chứng khoán APG chính thức thành lập vào ngày 15/11/2007; với số vốn điều lệ là hơn 1.463 tỷ đồng và công ty chính thức niêm yết trên HOSE vào ngày 30/11/2016. Chốt phiên ngày 7/12, giá cổ phiếu này giảm 5.560 đồng/cổ phiếu.

    Trên thị trường chứng khoán, cũng vừa trải qua một phiên điều chỉnh thực sự có sức nặng khi VN-Index giảm gần 45 điểm (-4,11%), mức giảm mạnh nhất trong gần 6 tháng kể từ ngày 13/6. Sắc đỏ ngập tràn trên thị trường, nhiều nhóm ngành đều quay đầu giảm điểm.

    Thanh khoản tăng đột biến với giá trị khớp lệnh trên HoSE lên đến hơn 21.730 tỷ đồng, cao hơn 21% so với phiên trước. Tổng giá trị giao dịch trên HoSE bao gồm thỏa thuận đạt mức 23.533 tỷ đồng (xấp xỉ 1 tỷ USD). Giao dịch khối ngoại trở thành điểm sáng khi họ mua ròng với tổng giá trị hơn 817 tỷ đồng trên toàn thị trường.

    Hầu hết các công ty chứng khoán đều giữ quan điểm trung lập về thị trường, khi đà tăng vẫn chưa thể xác lập hoàn toàn và dự báo nhiều khả năng sẽ có rung lắc trong những phiên tới.

    Công ty CK Rồng Việt (VDSC) cho rằng, với áp lực chốt lời vẫn đang hiện hữu, dự kiến thị trường sẽ kiểm tra vùng hỗ trợ 1.020-1.030 điểm, nhưng có thể hồi phục trở lại để kiểm tra lại cung cầu trong thời gian tới.

    Do vậy, nhà đầu tư nên chậm lại và thận trọng trước tín hiệu rủi ro của thị trường. Đồng thời, có thể cân nhắc những đợt hồi phục trong thời gian tới để chốt lời hoặc cơ cấu danh mục theo hướng giảm thiểu rủi ro.

    Tương tự, theo Công ty CK Vietcombank (VCBS), việc VN-Index chịu sự rung lắc, chốt lời trong nhịp phục hồi là hoàn toàn bình thường.

    “Chúng tôi khuyến nghị các nhà tiếp tục duy trì tỷ trọng cổ phiếu ở mức hợp lý, có thể bán lướt sóng với những cổ phiếu đã bắt đáy thành công và mua lại trong những phiên rung lắc mạnh” - VCBS lưu ý.

    Nguồn: https://arttimes.vn/kinh-te/dinh-ha...-khoan-bi-xu-phat-gan-1-ty-dong-c6a18783.html
     

Chia sẻ trang này