Thức ăn giúp giải nhiệt, trị say nắng, cháy nắng

Thảo luận trong 'Quán nghỉ' bắt đầu bởi Thiên Thanh Hi, 14/5/14.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa. Bạn muốn mở lại chủ đề? Nhắn tin cho admin Thiên Thanh Hi
  1. Thiên Thanh Hi

    Thiên Thanh Hi Ban Quản Trị

    Chào bạn,

    Chúng ta sẽ đón nhận nhiều đợt nắng nóng trong hè này, ngay từ bây giờ chúng ta nên trang bị kiến thức để đảm bảo sức khỏe cho mình và những người thân.

    Cách đây 1 năm, tôi đã đăng chủ đề: Giữ gìn sức khỏe trong những ngày nóng
    Trình bày những kiến thức cơ bản trong sinh hoạt, bạn vui lòng đọc trước.

    Chủ đề này sẽ tập trung vào việc ăn uống, thức ăn nào giúp giải nhiệt tốt và cách trị say nắng, cháy nắng.

    1. Thức ăn giải nhiệt
    - Đậu xanh, đậu nành, đậu ván trắng, đậu đen, đậu đỏ
    - Khổ qua (mướp đắng), bí đao, bầu, giá đậu (đỗ), rau má, rau đắng, rau dền, rau cần, ngó sen, nấm rơm
    - Rau muống (tính lạnh, người viêm khớp không nên ăn), rau họ cải, rau ngót (đệ nhất giải độc).
    • Đậu xanh: Thanh nhiệt giải độc, tiêu nắng nóng, tiêu khát, trừ bỏ phù thủng, lợi tiểu, chữa lở loét... giải độc, nóng, lợi tiểu, thanh nhiệt, hạ khí.
    • Đậu nành: Nhuận tràng, bổ trong, giải độc. Nấu cháo ăn giúp nhuận phế, tiêu đầy trướng hơi, lợi tiểu.
    • Đậu ván trắng: Có thể cầm tiêu chảy, thanh nhiệt, làm ấm tỳ vị, trừ thấp nhiệt và làm hết chứng tiêu khát.
    • Đậu đen: Trừ phong nhiệt, giải độc, giải nhiệt và dùng làm thuốc bổ dưỡng - là món ăn giải nhiệt rất tốt trong mùa hè, giúp lợi tiểu.
    • Đậu đỏ: Trị được các chứng mụn lở, thủy thũng, đi tả, đau buốt cơ thể, nôn mửa.
    • Kết hợp đậu xanh, đậu đen, đậu đỏ, mỗi thứ 300 gr nấu chung với cam thảo, ăn cả bã lẫn nước trong vòng 7 ngày, dùng phòng các chứng bệnh mùa hè.
    • Khổ qua: (mướp đắng), theo y học cổ truyền có vị đắng, tính mát, không độc, có công dụng chính là thanh nhiệt, giải độc, giúp sáng mắt, nhuận trường, tiêu đờm. Dây và lá khổ qua tươi đem nấu (hoặc giã lấy nước) để uống có công dụng hạ sốt, hoặc giã lá và dây để đắp trị mụn nhọt, đặc biệt có tác dụng giải độc rượu; không nóng trong người, thì không nên dùng thường xuyên, vì dễ làm lạnh bụng, dễ bị tiêu chảy...
    • Bí đao: Có tính hàn, vị cam không độc. Nó có tác dụng trị được chứng nóng, lợi tiểu tiện hạ chứng đau đầu, trị ung nhọt nhuận trường, phù trướng bệnh lậu, *** rắt, các vết nạ đen, bệnh tích nhiệt phát ra tiêu khát, trừ được thân nhiệt cao. Tuy nhiên, với người gầy ốm bị thiếu máu, huyết áp thấp hoặc có cơ địa hàn thì nên tránh.
    • Bầu: Vị ngọt, tính bình, công dụng thanh nhiệt, lợi niệu, giải khát.
    • Giá đậu: Thanh nhiệt, giải độc, cung cấp nhiều vitamin C và E.
    • Rau má: Giải khát tốt, giúp sảng khoái. Nghiên cứu cho biết nước chiết từ rau má tăng khả năng trí tuệ của trẻ em có thương số thông minh (IQ) thấp mà còn làm người cao tuổi giảm bớt những quên này quên kia, giúp thị lực bớt nhạt nhòa.
    • Rau đắng: Tính mát, nấu canh ăn giải nhiệt hoặc ăn sống rất tốt. Theo Giáo sư Đỗ Tất Lợi, rau đắng được dùng làm thuốc lợi tiểu, bổ thận, giúp ăn ngon và giảm đau khi đắp lên nơi tê thấp, rắn cắn. Còn theo kinh nghiệm dân gian vùng đồng bằng sông Cửu Long, rau có tính giải rượu - được bà con mệnh danh "lính cứu hoả".
    • Rau dền: Vị ngọt, tính mát, nhiều chất khoáng, có công dụng thanh nhiệt, bổ khí trừ phiền, hoạt thai, lợi đại tiểu tràng.
    • Rau cần: Vị ngọt mặn, tính hàn, công dụng thanh nhiệt lợi niệu.
    • Ngó sen: Làm gỏi hoặc ép lấy nước uống.
    • Nấm rơm: Vị ngọt, tính hàn, có giá trị dinh dưỡng rất cao, chứa nhiều chất đạm, sinh tố C và các acid amin rất cần thiết cho cơ thể.
    2. Củ, quả giải nhiệt
    - Dưa leo (dưa chuột), dưa hấu
    - Dâu, nho, chanh, cam, thanh long, củ đậu (củ sắn), dứa
    - Mía
    • Dưa leo: Vị ngọt, tính mát, công dụng thanh nhiệt, lợi tiểu tiện.
    • Củ đậu (củ sắn): Vị ngọt, tính mát, giải rượu rất tốt.
    • Dưa hấu: Vị ngọt, tính hàn, được dùng phổ biến làm thức ăn giải nhiệt. Bổ sung kali và natri, chứa nhiều chất chống oxy hóa trong thiên nhiên và là một nguồn cung cấp vitamin C và A.
    • Chanh: Vị chua, tính bình, giúp giải khát rất tốt vào mùa nắng nóng, nhất là với người thường bị rối loạn tiêu hóa, chán ăn, mệt mỏi, họng khô, miệng khát, dễ bị nôn, nấc.
    • Dâu: Vị ngọt, tính hàn là vị thuốc bổ huyết ích âm.
    • Nho: Chứa rất nhiều nước, có khả năng thanh nhiệt, trừ phiền, giải khát.
    • Cam: Chứa tất cả các loại vitamin C và có cả canxi nên rất tốt cho sức khỏe, tăng sức đề kháng.
      Giúp giải nhiệt, thỏa mãn cơn khát cho người có cường độ vận động cao, tăng cường hệ tiêu hóa và hệ miễn dịch của cơ thể.
    • Thanh long: Thành phần nước chiếm đến 87,6% nên đây là loại quả giải nhiệt rất tốt cho mùa hè.
    • Mía: Vị ngọt, tính lạnh, dùng rất tốt để phòng chống các chứng viêm nhiệt có biểu hiện miệng khô, họng khát, sốt cao mất nước.
    • Dứa: Vị ngọt chua, tính bình, có tác dụng thanh nhiệt giải độc, dứa rất tốt có những người bị viêm thận, tăng huyết áp, viêm phế quản hoặc rối loạn tiêu hóa.

    3. Trị say nắng
    Trường hợp nhẹ: người bệnh có cảm giác khó thở, mỏi mệt như sắp ngất, mặt đỏ, da khô và nóng, các mạch máu ở cổ, thái dương đập mạnh, các động tác chậm chạp, thiếu chính xác, có thể sốt 38-39 độ C.

    Cần nhanh chóng đưa người bệnh vào chỗ mát, thoáng gió, nới hết quần áo, bỏ tất cả những thứ gì cản trở cho sự hô hấp, tuần hoàn. Lấy khăn to nhúng nước lạnh, vắt ráo rồi lau khắp cơ thể, đắp khăn mát lên trán, cho uống nước chè đường, nước bột sắn dây, nước chanh quả, quạt nhẹ. Điều cần chú ý là phải để bệnh nhân nằm nghỉ và theo dõi sức khỏe trong vòng 24 giờ, không nên thấy người bệnh đã dễ chịu lại để tiếp tục làm việc ngoài nắng, rất dễ bị say nắng lại và lần sau sẽ nặng hơn lần trước.

    Nên uống nước trái cây như: dưa hấu, dưa chuột, dứa, cam,…

    Trường hợp nặng: ngoài những triệu chứng trên, bệnh nhân bị nhức đầu nhiều, chuột rút, đau bụng, nôn mửa, có thể ngất, mê man, ngừng thở, tim đập nhanh... Có những trường hợp bệnh xuất hiện rất đột ngột, người bệnh đang làm việc thì ngất đi ngã tại chỗ, co giật, mê man...

    Sau khi sơ cứu xong (theo cách của trường hợp nhẹ), phải nhanh chóng chuyển ngay người bệnh đến một cơ sở điều trị gần nhất để theo dõi và cứu chữa kịp thời.

    4. Trị da cháy nắng
    Rau má: Nước ép rau má thoa lên da giúp giảm tổn thương khi đi ngoài trời nắng. Thoa lên vùng da bị cháy nắng thường xuyên sẽ giúp chữa lành vết thương, giảm sẹo.

    Lá chuối tươi: Ép lấy nước, thoa lên vùng da bị bỏng do nắng.

    Lá chè xanh: Ép lấy nước, thoa lên vùng da cần bảo vệ hoặc bị bỏng nắng.

    Vài thông tin ngắn gọn nhưng hữu ích để bạn bảo vệ những người thân của mình.

    (Sưu tầm, tổng hợp).
    Trân trọng!
     
  2. hdlove09

    hdlove09 Love forever "TheLove"

    Anh Hi thật là tuyệt :) .
    Em vừa mua 2KG Đỗ Đen nấu .
    Ngon và mát :D.
    Anh Hi đi nhiều cũng nhớ giữ gìn Sức Khỏe :D
    Nắng lắm đấy
     
  3. —Lệ Trong Tim™

    —Lệ Trong Tim™ Michael Văn Anh

    Nhà mình trồng dưa chuột ở vườn thỉnh thoảng ra làm quả của nhà k sợ thuốc sâu, Đắp mặt lạ cũng rất tốt
     
    vi1tinhyeu179 thích bài này.
  4. hdlove09

    hdlove09 Love forever "TheLove"

    Kinh quá .
    Ông toàn chơi đắp mặt :D
    Người ta không có mà ăn
     
  5. Người ta là Đàn bà con gái nó phải vậy mà :)
     
    hdlove09 thích bài này.
  6. mình làm thạch dừa :)
     
    hdlove09 thích bài này.
  7. hdlove09

    hdlove09 Love forever "TheLove"

    Tớ làm sữa chua :D
     
  8. x2 kinh nghiệm là pp giam nóng trên arena
     
  9. anh tth thật là tài^^
     
  10. Gia Bảo

    Gia Bảo <b>Long[̲̅ə̲̅٨̲̅٥̲̅٦̲̅]Hiền</b>

    Trong trường hợp bị say nắng.Cởi hết quần áo.Ném vào bóng " dâm" thực hiện các động tác nghiệp vụ ví dụ :lau,chùi,vuốt ngực,.Khi thấy người ốm có biểu hiện phục hồi.Cần rời khỏi ngay hiện trường.
     
    hdlove09 thích bài này.
  11. hdlove09

    hdlove09 Love forever "TheLove"

    Bá Đạo :D
     
  12. Diệu Hân

    Diệu Hân Game thủ con

    1. Thức ăn giải nhiệt
    - Đậu xanh, đậu nành, đậu ván trắng, đậu đen, đậu đỏ
    mấy anh em chưa vợ chưa con mà dùng nhiều loại này thì cũng mệt đấy..........
     
  13. Làm lon bia Heineken ướp lạnh là hữu hiệu nhất. meep16
     
  14. Gia Bảo là Bao Giả. :))
     
  15. Mua vé máy bay về đắk lắk nhé.... Cao nguyên nắng và gió......:)):))
     
  16. thích mỗi tên này yk chang mình rau má dưa leo lúc nào cũng có
     
  17. Cứ mùa hè đến là chân em hay bị đổ mồ hôi ra chân, đi lại rất bất tiện, nhớp nháp. Vậy có cách nào trị được không anh?
     
  18. bác Hi cũng am hiểu nhiều thứ quá.
    em thích nhất đoạn này nè bác
    Cần nhanh chóng đưa người bệnh vào chỗ mát, thoáng gió, nới hết quần áo, bỏ tất cả những thứ gì cản trở cho sự hô hấp
     
  19. chỉ có người trong ngành mới hiểu.
     
  20. Thiên Thanh Hi

    Thiên Thanh Hi Ban Quản Trị

    1. Bạn không nên đi dép da mà nên tìm loại dép cao su/nhựa phù hợp, thoáng khí. Có 1 số dép có lỗ li ti cả phần đế, bạn thử tìm xem.
    2. Buổi tối nên ngâm chân trong nước muối và ấm từ 15-30 phút.
    3. Nên dùng nước xịt khử mùi, ví dụ zuchi dạng xịt dành cho giầy
    4. Bài thuốc dân gian:
    Nhổ những cây lá lốt lấy cả rễ, cắt bỏ phần ngọn rồi chặt thành từng khúc dài bằng hai đốt ngón tay. Rửa thật sạch, đem phơi cho tái đi, sau đó đem sao vàng. Khi mẻ cây lá lốt sao chuyển sang màu vàng sẫm (có mùi thơm, không bị cháy đen), đổ xuống nền nhà/đất sạch cho nguội đi. Khi đã nguội hoàn toàn, bạn đem bỏ vào lọ dùng dần.

    Mỗi ngày, lấy một nắm lá lốt đã sao vàng ấy cho vào ấm đun sôi chừng 15 phút. Nước lá lốt này không nên đặc quá hoặc loãng quá. Uống cả ngày như uống nước chè. Mỗi ngày một ấm thuốc, uống liên tục trong vòng 7 ngày. Sau 7 ngày đầu, ngừng uống 4-5 ngày rồi tiếp tục uống thuốc thêm một tuần nữa.
     
    NgayVeMU, nhtynbThu Muộn đã thích.
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa. Bạn muốn mở lại chủ đề? Nhắn tin cho admin Thiên Thanh Hi

Chia sẻ trang này