Mượn chuyện trí tuệ Gia Cát Lượng, Tư Mã Ý để nói...

Thảo luận trong 'Quán nghỉ' bắt đầu bởi Thiên Thanh Hi, 30/3/13.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa. Bạn muốn mở lại chủ đề? Nhắn tin cho admin Thiên Thanh Hi
  1. Thiên Thanh Hi

    Thiên Thanh Hi Ban Quản Trị

    Hôm nay tình cờ đọc mấy bài đánh giá về trí tuệ của Gia Cát Lượng với Tư Mã Ý. Tam quốc diễn nghĩa thì tôi xem đã quá lâu để nhớ các chi tiết, nhưng cũng được một vài ý chính để có thể liên hệ từ lịch sử với đời thực.

    Một số ý kiến ủng hộ Gia Cát Lượng, nghe có vẻ TO tát nhất thì nói GCL không có đối thủ, đối thủ duy nhất là mệnh trời, vì không gặp thời thế này thế khác, có người phụ họa theo thì nói vì phò chủ có tài kém, trong khi Tư Mã Ý được toàn quyền bên nhà họ Tào, Tư Mã Ý cũng có tài nhưng chủ yếu gặp thời, may mắn...


    Tôi muốn "Mượn chuyện trí tuệ Gia Cát Lượng, Tư Mã Ý để nói..." điều gì? Là nói một số người phạm phải lỗi: dùng tầm nhận thức rất thấp của mình để đánh giá các nhân vật và thời cuộc lớn. Tôi không phê phán mà muốn thẳng thắn bàn đến hy vọng sẽ có ích cho ai đó.

    Trước hết với ý kiến cho rằng GCL không gặp thời, tôi nói:
    Giả sử GCL được coi là "gặp thời" thì sao? Cho về ở với ông chủ được coi là trí tuệ nhất- Tào Tháo thì có phát huy được không? Đương nhiên sẽ phát huy theo cách khác nhưng với sự thẳng thắn của GCL kết hợp với tính đa nghi của Tào Tháo thì chưa chắc đã tốt. Ngược lại, tại sao Tư Mã Ý lại có thể kết hợp với Tào Tháo?

    Khái niệm "gặp thời" nên hiểu như thế nào trong khi GCL và TMY đều ở cùng một thời thế và lựa chọn theo chủ nào là do bản thân họ? Một số fan cuồng của GCL rất mâu thuẫn khi một mặt tôn vinh ông nhưng một mặt kêu ông không gặp thời mà quyên rằng với trí tuệ của ông, ông đã chọn người chủ phù hợp nhất với mình (và để mình có thể phát huy được tốt nhất) mà phò tá.

    Đây là sự mâu thuẫn. Nếu ngưỡng mộ và muốn tôn vinh Gia Cát Lượng thì phải tôn trọng và nhìn nhận đúng mức những gì ông làm, tâng ông lên mây rồi đổ lỗi cho mệnh trời, thời thế... thì không khác gì xúc phạm bởi điều ấy bóp méo hình ảnh của ông.

    Với ý kiến cho rằng Tư Mã Ý tài kém hơn... Tư Mã Ý và Gia Cát Lượng có tài năng khác nhau, đem so sánh thì không bao giờ so sánh được. Nhưng tôi nói thế này:
    Tại sao tôi nhắc đến kế không thành mà ai cũng tưởng là một chiến công vĩ đại của Gia Cát Lượng, một trận thua trông thấy của Tư Mã Ý?

    Cần nói thời điểm đó nhà Thục là kẻ thù lớn mạnh nhất của Tào Tháo, nếu Tư Mã Ý không bị lừa, thông minh hơn một chút mà thúc quân xông vào thì Gia Cát Lượng phải chết, nhà Thục ắt vong, Tư Mã Ý lập công lớn, sẽ được gì?

    Sẽ thăng quan tiến chức.

    Nếu đã có chức quan lớn rồi thì sao?

    Sẽ làm chức quan lớn hơn nữa.

    Nếu đã không còn chức nào lớn hơn thì sao?

    Thì vào quan tài!

    Tại sao?


    Thỏ hết thì chó săn bị giết. Tào Tháo rất nghi kị người tài (đã có bài học chết oan cho quân dưới trướng, các bạn tự tìm xem lại), trong thiên hạ đối thủ lúc ấy chỉ có Gia Cát Lượng, năm lần bảy lượt thất bại thảm hại dưới mưu trí của Gia Cát vậy mà nay Tư Mã Ý lại giết được Gia Cát Lượng dễ như trở bàn tay, công cao hơn chủ đã là một tội chết. Gia Cát Lượng còn sống thì Tư Mã Ý được trọng dụng, vị trí được đảm bảo lâu bền, Gia Cát Lượng chết rồi thì sớm muộn Tư Mã Ý không còn vai trò gì nữa, đấy là tội chết thứ hai.

    Tư Mã Ý đứng rất lâu trước cổng thành, tỏ ra suy nghĩ đắn đo rồi mới rút quân, kỳ thực chỉ đóng kịch với Tào Tháo. Bởi vì rút quân, thua mưu trí của Gia Cát Lượng chung quy chỉ là thua một trận đánh, thua một người mà chủ mình cũng từng thua, đó không thể là tội nặng, chưa kể việc hành binh thần tốc đến đây đã chứng minh được năng lực Tư Mã Ý đúng như ông muốn người khác nghĩ: "rất giỏi, nhưng dưới Gia Cát", nếu không lui quân thì một cái mạng làm sao gánh nổi hai tội chết?

    Không phải Gia Cát Lượng dùng kế không thành với Tư Mã Ý mà là Tư Mã Ý phản khách vi chủ, dùng kế "không thành" với cả Tào Tháo lẫn Gia Cát Lượng.


    Tôi nói rõ, đây chỉ là một giả thuyết, tôi không tự cho là đúng, tôi dẫn chứng để thấy rằng không thể dùng tầm nhận thức hạn hẹp, một chiều mà đánh giá các nhân vật và sự kiện lớn. Tuy nhiên, có thể chắc chắn, Tư Mã Ý sau này trở thành Cao Tổ của nhà Tấn đã thống nhất Trung Quốc thì không thể nào là may mắn, đó là kết quả của một quá trình tư duy và hành động rất lớn lao.


    Mượn chuyện này để liên hệ với đời thực, khi một người đưa ra nhận xét/đánh giá về người khác, người ấy dựa vào cái gì? Đương nhiên là dựa vào nhận thức của bản thân hay nói đúng hơn là toàn bộ bản thân (nhận thức, nhân cách, tính cách, mục đích...). Khi bạn nhận xét phiến diện về ai đó thì thường là đang tự đánh giá chính mình.
     
  2. Mọi so sánh đều mang tính khập khiễng.
    A nói rất chuẩn.
    Trước khi nhận xét về một ai đó hay đưa ra một lời nhận xét nào đó thì hãy nhìn lại bản thân mình trước đã.

    Nói cái gì thì hãy chắc rằng từng lời nói của mình là chính xác và đứng đắn nhất và phải có trách nhiệm với lời npis của mình.
     
  3. Có câu cửa miệng trước nay hay nghe mọi người nói: thâm như tàu
    Nhận xét so sánh người rất khó, người xấu có thể thành tốt, người tốt có thể thành xấu, phụ thuộc rất nhiều thứ để nói về con người. Mỗi người có tầm nhìn khác nhau, nhìn về khía cạnh khác nhau, nhìn trong im lặng tốt hơn :x
     
  4. _*Thiên*Mệnh*_

    _*Thiên*Mệnh*_ Đường Về Ta Vắng Em

    Mình tài năng ko bằng móng tay của họ nên ko dám nhận xét :D
     
  5. Thích mỗi cái ông Tào Tháo hỏi TMY 1 câu mà hiểu rõ tâm can của TMY
    Ông biết cái lòng bàn tay vì sao nó lại trắng không =)) vì nó đã được ẩn đi rồi :))
     
    Thiên Thanh Hi thích bài này.
  6. Cám ơn anh hì .. đã đọc song
     
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa. Bạn muốn mở lại chủ đề? Nhắn tin cho admin Thiên Thanh Hi

Chia sẻ trang này