http://nhipsongso.tuoitre.vn/Index.aspx?ArticleID=378305&ChannelID=16 TT - Cứ tưởng là cuộc điện thoại từ người quen hay tin nhắn của bạn bè…, nhiều người hoàn toàn không ngờ đó lại là những cuộc gọi, những tin nhắn mạo danh. Các nhà mạng đã biết nhưng chưa thể xử lý ngay được. Vì sao? Tin nhắn (SMS) mạo danh, cuộc gọi mạo danh là vấn đề nghiêm trọng cần phải giải quyết trong thời gian sớm nhất có thể. Đó là khẳng định của ông Đỗ Ngọc Duy Trác, trưởng phòng nghiệp vụ Trung tâm Ứng cứu khẩn cấp máy tính VN (VNCert), tại cuộc họp giữa Vụ Viễn thông (Bộ Thông tin - truyền thông), VNCert với các nhà mạng di động vào chiều 12-5 nhằm tìm kiếm biện pháp xử lý tình trạng giả mạo này. Phụ thuộc vào nước ngoài Ông Đỗ Ngọc Duy Trác: Đã tìm ra người điều hành website giả mạo số điện thoại Trao đổi với Tuổi Trẻ sau cuộc họp, ông Đỗ Ngọc Duy Trác (ảnh) cho biết trong những ngày qua, cơ quan công an, thanh tra đã vào cuộc và tiến hành rất ráo riết để xử lý vấn đề nghiêm trọng này. Hiện do chưa có giải pháp cụ thể nên vẫn phải chờ thêm một thời gian nữa chứ không thể khác. Cuộc họp đã đưa ra được tiến trình giải quyết sự việc này. Theo ông Trác, giải pháp công nghệ đã có, mặc dù không thể ngăn chặn 100% nhưng sẽ giải quyết được vấn đề lớn nhất của việc giả mạo này. Theo ông Trác, cơ quan chức năng đã tìm ra người điều hành website fakesms... mạo danh số điện thoại tại VN. Theo đó, đây là một thanh niên trú tại TP Đà Nẵng đã lập trang web và ký hợp đồng với nhà mạng VN về việc cung cấp tin nhắn và cung cấp dịch vụ đến khách hàng của trang web này qua đường quốc tế từ Mỹ về VN. Ông Trác đã trao đổi qua điện thoại với người này và nhận định hiểu biết pháp luật của người điều hành này coi như bằng không. Tại cuộc họp, các nhà mạng đều thừa nhận SMS mạo danh và cuộc gọi mạo danh là vấn đề nghiêm trọng, ảnh hưởng tới uy tín nhà mạng cũng như về mặt trật tự xã hội, nhất là đối với khách hàng. Sau khi xuất hiện tình trạng mạo danh cuộc gọi, hầu hết các nhà mạng đều đã sử dụng các biện pháp kỹ thuật chặn cuộc gọi mạo danh VoIP về VN. Riêng Hãng S-Fone cho biết khoảng giữa tháng 5 sẽ có phần mềm lọc các cuộc gọi từ Internet để đảm bảo hiển thị số thuê bao thật và thuê bao gọi bằng dịch vụ VoIP. Ngoài ra, các nhà mạng cũng thực hiện biện pháp gán đầu số +0017 vào trước số điện thoại hiển thị khi gọi về VN để thể hiện đây là cuộc gọi qua mạng Internet nhằm giúp khách hàng phân biệt với các cuộc gọi thông thường. Tuy nhiên, khi đề cập vấn đề SMS mạo danh và biện pháp xử lý, đại diện các mạng di động đều thừa nhận chưa có giải pháp nào, kể cả giải pháp tình thế để ngăn chặn tình trạng này. Đại diện MobiFone cho biết SMS từ nước ngoài gửi về VN được tự động phân biệt mạng di động để gửi đến thuê bao trong nước nên nếu phía nước ngoài không lọc, không chặn việc giả mạo này thì thuê bao trong nước nhận được SMS này vẫn hiển thị số thuê bao bất kỳ người dùng tự gán vào. Do chưa có giải pháp nên MobiFone đang đàm phán với các đối tác nước ngoài, đề nghị kiểm soát đối với tin nhắn về VN nhằm hạn chế tình trạng này. Tuy nhiên, việc đàm phán không phải dễ dàng vì nhiều nguyên nhân. Thứ nhất, mỗi nhà mạng có hàng trăm đối tác nước ngoài nên đàm phán sẽ kéo dài. Thứ hai, theo đại diện của Vietnammobile, mạng di động của VN không đấu thẳng với các đối tác ở các quốc gia mà thông qua các trung gian nên rất khó có thể thỏa thuận với các trung gian này. Trong khi đó, để giải quyết vấn đề mạo danh cần phải chặn từ số thực hiện cuộc gọi hoặc nhắn tin. Nếu đối tác nước ngoài không hợp tác thì các nhà mạng trong nước cũng không thể xử lý. Nguy cơ khiếu kiện Trong các nhà mạng, duy nhất Viettel đưa ra được một giải pháp nhưng cũng bị các nhà mạng khác phản biện về tính khả thi. Ông Phạm Đình Trường, phó giám đốc Công ty mạng lưới Viettel (Viettel Group), cho biết do không kiểm tra được số giả hay thật nên Viettel đã nghiên cứu một giải pháp nhận dạng tin nhắn, gắn thêm một thiết bị vào hệ thống để phân biệt tin nhắn từ đâu về trước khi cho phép nhắn tin tới khách hàng và sẽ thực hiện vào tháng 6-2010. Tại cuộc họp, ông Vũ Quốc Khánh, giám đốc VNCert, cho rằng do chưa đề ra được bất kỳ giải pháp hữu hiệu nào nên bộ sẽ nhanh chóng có công văn hướng dẫn rõ hơn, yêu cầu các nhà mạng xây dựng hệ thống chống hiện tượng mạo danh này. Các doanh nghiệp viễn thông phải khẩn trương chuẩn bị giải pháp, quy trình cũng như thông tin cho khách hàng. Theo ông Khánh, yêu cầu cơ bản phải để khách hàng phân biệt rõ ràng, đầy đủ số điện thoại qua tin nhắn là số thật hay giả. Ông Khánh cũng nhận định việc mạo danh này có thể dẫn tới trường hợp khiếu kiện từ phía khách hàng khi SMS mạo danh có thể gây thiệt hại về kinh tế, danh dự, thậm chí liên quan đến chính trị, an ninh quốc phòng. Trong trường hợp cần thiết có thể nhờ đến sự can thiệp của cơ quan công an vào cuộc để điều tra. Việc xử lý phải được thực hiện xong trước ngày 15-8. MINH QUANG -------------- Vừa giả mạo, vừa siêu rẻ Có thể gọi bằng số điện thoại giả mạo mà không cần cài đặt phần mềm nào. Tin nhắn giả mạo có thể được gửi đi từ máy tính có kết nối Internet hoặc từ điện thoại có kết nối GPRS một cách dễ dàng. Cước phí lại siêu rẻ. Gọi thoải mái chỉ với hơn 3.000 đồng/ngày, nhắn tin chỉ 200 đồng/tin nhắn. Gọi điện với số giả mạo Liên lạc qua điện thoại với chủ nhân website fakesmsvn..., chúng tôi nghe giọng một thanh niên tên Minh. Khi nghe hỏi về việc đăng ký tài khoản và thanh toán, lúc đầu Minh trả lời: “Mọi việc anh cứ liên hệ qua nick chat bắt đầu từ 20g đến khuya, tối nay tôi có hẹn với rất nhiều khách hàng làm ăn”. Sau đó chúng tôi được giới thiệu dịch vụ gọi điện thoại với số giả mạo và thật sự dịch vụ này nguy hiểm hơn hẳn phần mềm F. mà báo Tuổi Trẻ đã nêu trước đây... Trao đổi với chúng tôi, chủ website tên Minh tiết lộ: “Bạn đăng ký số điện thoại, chúng tôi sẽ kích hoạt cho bạn dùng”. Cụ thể, khách hàng phải cung cấp cho Minh số điện thoại thật và một mật khẩu gồm tám ký tự. Sau đó khách hàng “thao tác trên điện thoại đã đăng ký dịch vụ theo cú pháp: * Mật khẩu dịch vụ * Số điện thoại cần gọi * Số điện thoại muốn giả # và bấm gọi để cuộc gọi kết nối”. Cước phí của dịch vụ này là siêu rẻ, khách hàng chỉ phải trả thuê bao cho Minh (300.000 đồng/ba tháng, 500.000 đồng/năm) và gọi thoải mái không tốn tiền trong suốt thời gian đăng ký. Tôi đề nghị Minh gọi thử cho chúng tôi kiểm tra rồi mới quyết định mua nhưng Minh nhất định từ chối với lý do: “Một số điện thoại được đăng ký chúng tôi phải bỏ tiền để mua phần cứng. Chúng tôi đảm bảo là gọi được và bảo hành suốt thời gian bạn sử dụng”. Giả cả số và chữ Còn với dịch vụ tin nhắn, chủ trang này quảng cáo đây là dịch vụ giúp người dùng có thể quảng bá sản phẩm bằng tin nhắn với cước phí siêu rẻ, chỉ 50.000 đồng cho 250 tin nhắn. Đặc biệt, người dùng có thể “sử dụng bất kỳ một từ nào hoặc một số điện thoại nào để nhắn tin theo ý muốn (tính năng giả mạo SMS)” và “Nhắn tin ra toàn thế giới chỉ với 200 đồng/tin”. Để khẳng định niềm tin với khách hàng, dịch vụ này còn đảm bảo: “Người nhận sẽ nhận được tin nhắn của bạn ngay sau khi bạn nhắn tin mà không hề thất lạc”. Khách hàng có thể “Nhắn tin bằng link trực tiếp trên web! Không sợ bị ăn cắp tài khoản” hoặc “Dùng GPRS để gửi tin nhắn ngay trên điện thoại của bạn mọi lúc mọi nơi”. Theo giới thiệu của Minh, việc mua tin nhắn được chia theo gói, chẳng hạn: gói 50.000 đồng được 250 tin nhắn, gói 100.000 đồng được đến 1.000 tin nhắn, gói xài theo tháng thì không giới hạn lượng tin nhắn. Đặc biệt hơn, khách hàng nhắn tin không những giả mạo số nhắn đi bất kỳ mà còn có thể dùng các chữ cái thay thế số. Chẳng hạn, thay vì số nhắn tin thông thường có 10 hoặc 11 số (không tính mã vùng quốc gia 084), người nhắn có thể chọn mấy số tùy thích hoặc có thể cho xuất hiện thành các chữ cái (trừ những ký tự đặc biệt: @, #, *...) như hgdff, potay, nokia... cũng được, không nhất thiết phải là số. Cách sử dụng dịch vụ này rất đơn giản, khách hàng chỉ việc tạo số tài khoản tại trang web và liên hệ với chủ website để thỏa thuận lượng tin nhắn cần mua và cách thức giao dịch. Sau khi thanh toán xong, khách hàng chỉ việc đăng nhập vào tài khoản trên website này và nhắn tin giả mạo với bất kỳ số, chữ nào tùy thích. Để kiểm chứng, tôi đã nhờ Minh nhắn đến hai tin nhắn: một tin giả mạo số và một tin giả mạo chữ. Kết quả, nhận được hai tin nhắn cùng nội dung quảng cáo về dịch vụ Fakesms... từ số 01223456789, 0999999999, 77777 và “số” Worldcup, Fakesms... Tin nhắn đến từ số điện thoại giả mạo có tới chín số 9 - Ảnh: Hoài Linh Giả bằng cách nào? Những cuộc gọi giả mạo được thực hiện dựa theo giao thức VoIP (thoại qua Internet). Giao thức này không đòi hỏi phải xác thực số chủ gọi như liên lạc viễn thông truyền thống mà chỉ cần xác thực số bị gọi. Hình thức liên lạc này được quản lý theo dạng tài khoản (để thu tiền) chứ không phải số thuê bao. Sự thả lỏng quản lý (có thể là cố tình) của người cung cấp dịch vụ đã cho phép người dùng có thể thay đổi thành số điện thoại bất kỳ để thực hiện cuộc gọi, nhắn tin giả mạo qua giao thức VoIP. Giao thức VoIP không quan tâm đến số chủ gọi mà chỉ quan tâm đến số bị gọi nhằm định tuyến liên lạc. Chính điều này tạo điều kiện cho tin nhắn, cuộc gọi giả mạo ngày càng tràn lan. Một số mạng di động VN đã tiến hành lọc một số hình thức liên lạc qua giao thức này nhưng không thể ngăn chặn hết được vì giao thức VoIP hoạt động dựa trên Internet nên nó có thể có nhiều cách kết nối khác nhau. Do đó, trách nhiệm chính thuộc về người cung cấp dịch vụ vì chỉ có chính họ mới ngăn chặn được khách hàng của mình giả mạo cuộc gọi, tin nhắn. Lê Mạnh Hùng (phó chủ tịch Câu lạc bộ Nội dung số) ĐỨC THIỆN
chính nó tôi ko hiểu sao tài khoản conmuhn vừa mua cũng bị blog vì tội tranh chấp tài khoản adm xem giải quyết đi
Hay quá há !! Kiểu này fải tìm mấy số đt của người quen chơi MUHN kiếm mấy acc MUHN chơi cho vui thôi. Hihi à mà làm sao đổi đc số đt đăng ký acc ??? fải hỏi lại cái này mới đi chôm acc dc.