Kỳ tích "Điện Biên Phủ trên không"

Thảo luận trong 'Quán nghỉ' bắt đầu bởi Thiên Thanh Hi, 23/12/17.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa. Bạn muốn mở lại chủ đề? Nhắn tin cho admin Thiên Thanh Hi
  1. Thiên Thanh Hi

    Thiên Thanh Hi Ban Quản Trị

    Nhân kỉ niệm 45 năm chiến thắng vĩ đại "Điện Biên Phủ trên không" 1972- 2017, xin gửi đến các bạn bài viết của dân trí "Kỳ tích "Điện Biên Phủ trên không": Sự ngợi ca của thế giới" cùng một số thông tin khách quan khác.

    Kỳ tích "Điện Biên Phủ trên không": Sự ngợi ca của thế giới
    Các chuyên gia thế giới đều có chung nhận định, chiến thắng “Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không” sau 12 ngày đêm nã bom dồn dập của quân đội Mỹ là một trong những chiến thắng mang tầm vóc lịch sử của dân tộc Việt Nam ở thế kỷ XX.


    [​IMG]
    Một chiếc B-52 cất cánh từ căn cứ không quân Andersen ở Guam để tham gia chiến dịch "Điện Biên Phủ trên không". (Ảnh: Không quân Mỹ)

    Mỹ hứng tổn thất nặng nề

    Trong 12 ngày đêm chiến đấu anh dũng, kiên cường, mưu trí, sáng tạo, dân quân miền Bắc đã đánh bại cuộc tập kích chiến lược đường không quy mô lớn chưa từng có của Mỹ, làm nên Chiến thắng “Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không” tháng 12/1972.

    Đây cũng là lần đầu tiên trong lịch sử "siêu pháo đài bay" B52” thất trận và không quân Mỹ phải chịu thiệt hại nặng nề nhất. Cụ thể, có 81 máy bay Mỹ bị bắn rơi, gồm: 34 chiếc B52, 5 chiếc F11A, 21 chiếc F4CE, 4 chiếc A6A, 12 chiếc A7, 1 chiếc F105D, 2 chiếc RA5C, 1 chiếc trực thăng HH53, 1 chiếc trinh sát không người lái 147SC.

    Phía Mỹ còn phải chịu tổn thất không bù đắp được là mất hàng trăm phi công, hầu hết là những phi công kỳ cựu, đã bay hàng nghìn giờ. Họ là nguồn nhân lực tác chiến bậc cao của quân đội Mỹ.

    Trước sự thất bại liên tiếp trong 12 ngày đêm đánh phá miền Bắc, 7h sáng ngày 30/12/1972, Tổng thống Mỹ Richard Nixon buộc phải tuyên bố ngừng ném bom từ vĩ tuyến 20 trở ra và chấp nhận họp lại Hội nghị Paris về Việt Nam. Cuộc tập kích đường không chiến lược quy mô lớn bằng máy bay B52 của đế quốc Mỹ vào Hà Nội, Hải Phòng và một số địa phương miền Bắc kéo dài 12 ngày đêm đã bị thất bại hoàn toàn. Ngày 27/01/1973, Hiệp định Paris về “chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam” được ký kết.

    Sự ngợi ca của thế giới

    [​IMG]
    Nhà Việt Nam học Kobelev (phải) và nhà nghiên cứu Việt Nam Varonhin (Ảnh: VOV)

    Phân tích về ý nghĩa của chiến thắng lịch sử “Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không”, các nhà nghiên cứu lịch sử, các nhà Việt Nam học Liên bang Nga đều có chung nhận định: chiến thắng này đã góp phần quyết định vào việc buộc Mỹ phải ký Hiệp định Hòa bình Paris với những điều kiện của Việt Nam. Và xa hơn, đây chính là bước ngoặt lịch sử để đi đến thắng lợi cuối cùng của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của nhân dân Việt Nam.

    VOV dẫn lời nhà Việt Nam học Evghenhi Kobelev, người có khá nhiều công trình nghiên cứu về Việt Nam và đã xuất bản nhiều cuốn sách về Việt Nam, về quan hệ Việt Nam - Liên bang Nga, nhận định: “Tôi phải nói rằng, ai đó đã gọi rất đúng trận đánh trên bầu trời Hà Nội tháng 12 năm ấy là “Điện Biên phủ trên không”. Qua nghiên cứu, tôi thấy năm 1954 cũng diễn ra cuộc đàm phán Hòa bình Geneva và Hiệp định Hòa bình đó cũng chỉ được ký kết khi quân Pháp đã thua trong trận Điện Biên Phủ”.

    Nhà nghiên cứu Việt Nam Anatoly Voronin khẳng định với VOV một ý nghĩa lịch sử quan trọng mà nhiều nhà nghiên cứu đã ví “Điện Biên phủ trên không” của Việt Nam là Stalingrat của Liên Xô. Ông nhận xét: “Điều này rất dễ hiểu, là bởi vì lúc đó cuộc chiến tranh ở Việt Nam đang rất ác liệt và dường như đồng chí muốn có dịp học hỏi các chiến sỹ Liên Xô về kinh nghiệm chiến đấu đánh tan Phát xít Đức vào năm 1945, trong đó trận Stalingrat đóng một vai trò quyết định”.

    Bằng những tinh thần quả cảm, nhân dân Việt Nam đã khiến cả thế giới ngưỡng mộ, đứng về cùng một phía với cuộc đấu tranh chính nghĩa của Việt Nam. Ông Varonin nhận định: “Cuộc chiến tranh ở Việt Nam đã trở thành tâm điểm chính trị mà cả thế giới dành sự quan tâm. Thời đó có nhiều tiếng nói đã ủng hộ Việt Nam và chống Mỹ rất mạnh mẽ. Người đồng nghiệp của tôi đây là ông Kobelev đã viết cuốn sách “Việt Nam, tình yêu và nỗi đau của tôi”, trong đó thể hiện rất chân thực tâm trạng và tình cảm của nhân dân trên toàn thế giới cũng như nhân dân Mỹ hướng về và ủng hộ nhân dân Việt Nam. Và cũng từ đó mà ở Mỹ đã dấy lên phong trào chính trị đòi Mỹ chấm dứt chiến tranh. Họ lên án rằng, việc Mỹ đem bom hủy diệt Hà Nội, Việt Nam là một hành động phi nghĩa” .

    Trung tướng Victor Ivanovich Filippov, cựu chuyên gia quân sự Nga công tác tại Hà Hội năm 1972, khẳng định với VOV yếu tố quyết định làm nên chiến thắng này chính là nhân dân Việt Nam đã anh dũng bảo vệ đất nước mình: “Dân tộc Việt Nam là một dân tộc anh hùng và quân đội Mỹ đã không rút ra được các bài học khi vẫn âm mưu khuất phục ý chí quật cường của dân tộc các bạn bằng bom đạn. Thứ hai, cuộc đấu tranh của các bạn là chiến đấu vì độc lập, tự do của chính dân tộc mình, còn cuộc chiến của Mỹ là cuộc chiến xâm lược. Thứ ba, nhân dân Việt Nam bảo vệ Tổ quốc của mình và sự nghiệp chính nghĩa ấy đã nhận được sự ủng hộ của nhân loại tiến bộ trên thế giới cũng như ở Mỹ. Việt Nam đã trở thành biểu tượng của cuộc chiến tranh giành độc lập”.

    Đại tá, Tiến sỹ Alexcander Malgin, Giáo sư Viện Hàn lâm quân sự, giảng viên Viện Khoa học Phòng thủ Hàng không Vũ trụ Liên bang Nga và Đại tá, Tiến sỹ Mikhain Malgin, Chuyên viên nghiên cứu khoa học Viện Nghiên cứu Khoa học Quân sự Bộ Quốc phòng Liên bang Nga, đã đưa ra những thông số mang tính kỹ chiến thuật đối với lực lượng Không quân Mỹ và lực lượng Phòng không Việt Nam trong một giai đoạn vô cùng căng thẳng của chiến tranh Việt Nam năm 1972. Trong đó, từ ngày 3/9/1972, biên chế tác chiến của lực lượng Không quân Mỹ khu vực Đông Nam Á đã được tăng cường lên 3 lần, lực lượng Không quân Hải quân được tăng cường gấp 1,5 lần. Cũng từ tháng 3/1972, lực lượng Không quân Mỹ đã tăng cường tần xuất không kích các mục tiêu kể cả mục tiêu dân sự trên địa bàn miền Bắc Việt Nam.

    Sau tuyên bố của Tổng thống Mỹ Nixon về việc đưa Hà Nội trở về thời kỳ đồ đá, tần suất không kích của lực lượng không quân chiến lược và chiến thuật đã tăng lên đáng kể với sự tham gia của 207 máy bay ném bom chiến lược B52 và hơn 2.000 máy bay cường kích đánh chặn của không quân và hải quân Mỹ. Mật độ không kích cao nhất là từ ngày 18-30/12/1972.

    Chiến thắng “Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không” được đánh giá là một trong những chiến thắng mang tầm vóc lịch sử ở thế kỷ XX và để lại nhiều bài học quý giá. Nó bắt nguồn từ sự lãnh đạo, chỉ đạo đúng đắn, tài tình, sáng tạo của Đảng. Quân và dân ta đã nêu cao chủ nghĩa anh hùng cách mạng, dũng cảm, kiên cường, quyết đánh, biết đánh và quyết thắng kẻ thù; mưu trí, sáng tạo, tìm được cách đánh B52. Đồng thời, ta cũng có sự ủng hộ, giúp đỡ to lớn của bè bạn quốc tế và nhân loại yêu chuộng hòa bình trên thế giới.

    Nguồn: dân trí

    Tại sao chiến thắng "Điện Biên Phủ" trên không gây chấn động thế giới?
    Sau đây là thông tin từ chính các nguồn tại nước ngoài, về chiến dịch mà chúng ta gọi là "Điện Biên Phủ" trên không, còn Mỹ gọi là "Linebacker II":
    https://en.wikipedia.org/wiki/Operation_Linebacker_II

    Chiến dịch diễn ra ngay sau khi đàm phán hòa bình tại Paris giữa chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Mỹ không đạt được thỏa thuận. Cuộc đàm phán kéo dài từ ngày 08/10/1972 và kết thúc vào 14/12/1972.

    Trước và trong khi cuộc đàm phán diễn ra, Mỹ đã khởi động chiến dịch Linebacker I kéo dài từ 09/05/1972 đến 23/10/1972 với các hoạt động ném bom tại miền Bắc, phong tỏa cảng Hải Phòng nhằm khiến miền Bắc bị cô lập, không thể chi viện cho chiến trường miền Nam và kiệt quệ về kinh tế. Điều này còn nhằm tạo lợi thế cho Mỹ khi đàm phán. Linebacker I được chúng ta gọi là "Chiến tranh phá hoại miền Bắc lần thứ hai".

    Trở lại cuộc đàm phán hòa bình, sau khi phái đoàn Mỹ trở về từ Paris ngày 14/12, họ ra tối hậu thư, đe dọa Hà Nội sẽ nhận "hậu quả nghiêm trọng" nếu không quay trở lại bàn đàm phán trong vòng 72 giờ. Chính quyền Hà Nội tuyên bố sẵn sàng đàm phán nhưng không đưa ra ngày tháng cụ thể.

    72 giờ kết thúc, không quân Mỹ đã bắt đầu chiến dịch Linebacker II với mục tiêu "phá hủy" Hà Nội và Hải Phòng. Chiến dịch diễn ra trong 12 ngày đêm từ 18/12/1972 đến 30/12/1972.

    Đây là chiến dịch cực lớn của Mỹ, họ đã sử dụng:
    - 6 tàu sân bay trong tổng số 14 chiếc đang hoạt động (số lượng 14 chiếc này do tôi đếm từ danh sách tàu sân bay của hải quân Mỹ, dựa trên năm bắt đầu phục vụ và thời điểm ngừng hoạt động phải sau tháng 12/1972). Hiển nhiên, tàu sân bay không bao giờ đi một mình, mà theo biên đội gồm nhiều tàu chỉ huy, hộ tống, khu trục.v.v.
    - 207 máy bay ném bom chiến lược B-52, trong tổng số 400 chiếc Mỹ có. Xuất kích 729 lần.
    - 2000 máy bay chiến thuật (theo nguồn tin từ Việt Nam thì cho rằng chỉ hơn 1000 máy bay), trong tổng số 3041 chiếc Mỹ có. Xuất kích hơn 3900 lần.
    - Rải xuống hơn 36000 tấn bom.

    Như vậy, có thể thấy Mỹ đã dốc đến ít nhất 50% lực lượng không quân đang có. Mà lực lượng khổng lồ, hiện đại ấy chỉ nhằm chống lại miền Bắc Việt Nam với khí tài lạc hậu hơn rất nhiều.

    Để dễ so sánh:
    - Trận không chiến lớn nhất thế giới diễn ra tại Anh năm 1940, liên quân Anh- Canada đã sử dụng 1963 máy bay, còn liên quân Đức- Ý đã sử dụng 2550 máy bay. Tuy nhiên, thời gian trận chiến diễn ra gần 04 tháng, còn Mỹ đã huy động ít nhất hơn 1200 máy bay các loại để tấn công miền Bắc nước ta chỉ trong 12 ngày.
    - Trận không chiến lớn thứ hai thế giới do liên quân Mỹ- Anh tấn công Đức trong 6 ngày từ 20 đến 25/02/1944. Không rõ số lượng máy bay, nhưng có 3500 lần xuất kích và đã dội xuống 10000 tấn bom (so với khoảng 5000 lần xuất kích và 36000 tấn bom của Linebacker II).
    - Trận không chiến lớn thứ ba thế giới sử dụng 1476 máy bay của liên quân Pháp- Mỹ đấu với 500 máy bay của Đức diễn ra trong 5 ngày từ 12- 16/09/1918.

    Trận Linebacker II có tổng số lượng máy bay tham chiến không quá lớn, nhưng nguyên nhân là do Việt Nam quá ít máy bay, chỉ có khoảng 50 tiêm kích MiG-21 cùng một số máy bay nhỏ khác mà tính tổng lại chỉ ở ngưỡng 100. Điều đó khiến số lượng máy bay tham chiến trong Linebacker II chỉ dừng ở con số hơn 1300 máy bay. Nhưng nếu xét đến việc hơn 1200 chiếc là của phía Mỹ, thì rõ ràng Linebacker II vẫn là một trong những chiến dịch mà một bên tham chiến đã sử dụng lực lượng không quân có quy mô thuộc vào hàng lớn nhất trong lịch sử quân sự thế giới.

    Cần lưu ý, những năm 1918, 1940, 1944... khi đó công nghệ máy bay còn rất lạc hậu, chi phí sản xuất rẻ nên các cuộc không chiến thường có số lượng tham gia lớn. Nhưng đến năm 1972 mà sử dụng hơn 1200 máy bay trong một chiến dịch chỉ diễn ra 12 ngày thì quy mô và mức độ đã hoàn toàn khác. Kể từ đó đến nay, thế giới chưa bao giờ hết chiến tranh, Mỹ đã rải bom nhiều quốc gia khác, nhưng không còn bất cứ chiến dịch nào sử dụng lực lượng không quân có quy mô lớn như thế nữa.

    Phía Việt Nam, lực lượng nhỏ yếu hơn rất nhiều, gồm:
    - 50 tiêm kích MiG-21 và một số máy bay nhỏ khác nhưng số lượng chỉ ở ngưỡng 100.
    - 23 tiểu đoàn tên lửa SA-2 (SA-75, còn được gọi là SAM-2). Đây là loại tên lửa thế hệ cũ, tại thời điểm năm 1972 thì Liên Xô đã ra mắt SA-5 (S-200).
    - Các đơn vị pháo và súng máy.

    B-52 là thành quả công nghệ vượt thời đại của Mỹ, được họ gọi là "pháo đài bay" và "bất khả xâm phạm". B-52 và các phi đội của Mỹ tự tin sẽ tàng hình trước SA-2 và dành chiến thắng dễ dàng trước thềm năm mới 1973, bắt buộc Việt Nam phải bước vào bàn đàm phán với nhiều nhượng bộ.

    Tuy nhiên, mưu trí của quân đội Việt Nam đã khiến Mỹ trả giá đắt.

    Kết thúc 12 ngày đêm:
    - Phía Mỹ tuyên bố bị rắn rơi 16 B-52 và hư hỏng 9 chiếc, phía Việt Nam tuyên bố đã bắn hạ 34 B-52, trong đó 16 chiếc rơi tại chỗ.
    - Mỹ tuyên bố bị bắn rơi 12 máy bay chiến thuật khác, Việt Nam tuyên bố đã bắn rơi 47 chiếc.
    - Mỹ tuyên bố hạ 6 chiếc MiG-21, Việt Nam tuyên bố chỉ tổn thất 3 chiếc.

    Những tuyên bố khác nhau sau chiến tranh là điều hiển nhiên, chưa bao giờ giữa hai quốc gia nào có chiến tranh mà họ đưa ra số liệu giống nhau. Nhưng theo tôi, số liệu của Việt Nam đáng tin hơn, mặc dù ai đó có thể nói Việt Nam muốn phóng đại chiến thắng của mình, nhưng bên thua dĩ nhiên cũng muốn thông báo giảm tổn thất để giữ mặt mũi. Nếu Mỹ chỉ thực sự bị loại khỏi vòng chiến 25 B-52 trong hơn 200 chiếc được huy động, 12 máy bay chiến thuật trong hơn 1000 chiếc được huy động... thì liệu có đến mức độ phải rút lui và nhượng bộ bên bàn đàm phán sau đó hay không? Rõ ràng, điều này hơi khó tin. Bởi vậy, tổng số máy bay bị loại khỏi vòng chiến của Mỹ ở khoảng 80 chiếc so với hơn 1200 chiếc được huy động thì có phần hợp lý hơn.

    Những tổn thất của Hà Nội cũng rất nặng nề, nhưng dù sao, sau đó thì Mỹ đã phải kí kết đàm phán có lợi cho Việt Nam và rút gần như toàn bộ các lực lượng về nước.

    Phản ứng của thế giới:
    - Liên Xô và Trung Quốc lên án.
    - Một số nước phương Tây, điển hình là Thụy Điển cũng lên án. Thủ tướng Thụy Điển khi đó gọi chiến dịch của Mỹ là "tội phạm", các cuộc biểu tình tại Thụy Điển sau đó buộc Mỹ phải đóng cửa đại sứ quán.
    - Thủ tướng Australia, đồng minh của Mỹ lên án mạnh mẽ khiến mối quan hệ hai nước xấu đi. Chỉ sau khi ông này bị cách chức năm 1975 thì mối quan hệ hai bên dần khôi phục.
     
  2. lừng lẫy 5 châu, chấn động địa cầu :D
     
  3. Thiên Thanh Hi

    Thiên Thanh Hi Ban Quản Trị

    Ăn cơm xong gần 20h mà ngồi viết xong đã 23h :D Ban đầu tôi định chia sẻ thêm về chiến thuật bộ đội ta đã áp dụng để vẫn có thể bắn trúng máy bay địch ngay cả khi chúng không hiện trên rada, nhưng viết một hồi lại xóa vì không nhớ rõ nguồn ngày xưa đọc được ở đâu.
     
  4. nhớ dc chừng này thôi là đỉnh của đỉnh rồi :D
     
  5. Thiên Thanh Hi

    Thiên Thanh Hi Ban Quản Trị

    Không phải nhớ đâu bạn, kiến thức lịch sử của tôi thực ra hơi kém, tôi viết bài chỉ dựa trên các nguồn tin cậy thôi. Ví dụ ở bên dưới bài copy từ dân trí là tôi viết dựa trên thông tin từ trang wiki tiếng Anh để những người đọc hiểu đây là thông tin từ nước ngoài, độc lập, chứ không phải do Việt Nam tự tô vẽ.
     
    Cô Giáo Thảo p1 thích bài này.
  6. Boss001

    Boss001 Chiến Binh

    theo em biết thì có bí kíp đánh b52 do quân chủng PKKQ viết ra @@
     
    Thiên Thanh Hi thích bài này.
  7. Thiên Thanh Hi

    Thiên Thanh Hi Ban Quản Trị

    Có đấy bạn, nếu ngày mai rảnh tôi sẽ tìm lại và đăng lên. Hiện tại tôi nhớ một chút, không dám chắc nên không dám đăng bừa.

    Nhưng bật mí là chiến thuật này rất đơn giản chứ không hề phức tạp :D
     
    tocbacvjp thích bài này.
  8. Boss001

    Boss001 Chiến Binh

    theo em đuọc biết là b52 rất to và chậm chạp so vs nhưng máy bay tiêm kích . cường kịc khác nhuneg nó bịt mắt tên lửa bằng cách gây nhiễu gara nhưng bộ đội tên lủa tìm ra cách bắt sóng gây nhiễu và hạ nó .
     
  9. chiến dịch này có thể áp dụng vào arena cho ae nhé :))
     
  10. tắt máy núp mây =D>=D>
     
  11. Achiko

    Achiko Việt Nam Anh Hùng

    Nhà mình gần nhà tướng Tuân này.
     
    tocbacvjp thích bài này.

  12. Share cho anh em cái link phim xem tham khảo.
     
    tocbacvjpThiên Thanh Hi đã thích.
  13. xem phim tài liệu: Khiêu vũ với tử thần cũng hay lắm, cảm ơn a TTH :)
     
  14. nghe đâu bảo bắn vài hôm nữa mình cũng hết tên lửa SAM.nó mà chơi cho vài hôm nữa thì toi
     
  15. minhtuan268

    minhtuan268 Cư Dân

    Nhân dịp chiến thằng ĐBP Gamethuvn có ra SV mới không ạ
     
  16. vãi cả chiến thắng ĐBP
    ^:)^
     
  17. tocbacvjp

    tocbacvjp Gà Vô Đối

    Mình rất vinh dự khi là người lính của Trung Đoàn 238 bắn rơi máy bay B52 đầu tiên của Mĩ. Giờ ở nhà truyền thống của E238 có các xác máy bay :))
     
    Thiên Thanh Hi thích bài này.
  18. tocbacvjp

    tocbacvjp Gà Vô Đối

    Chiến thuật đó có ghi trong 1 cuốn sổ giờ lưu giữ ở E238. Cứ chỗ nào nhiều nhiễu nhất thì phóng SAM2 ;))
     
    Thiên Thanh Hi thích bài này.
  19. Đã có lần Mỹ biết cách gây nhiễu tín hiệu rada và chúng ta đã bị tổn thất khá nhiều. Sau đó Nga và VN đã nghĩ ra phương án mới giải quyết đc vấn đề.
    Mình nhớ ko nhầm hình như VN có nhồi thêm thuốc vào để tên lửa bay đc cao hơn để bắn B52.
     
  20. Thiên Thanh Hi

    Thiên Thanh Hi Ban Quản Trị

    Năm 1960 Bác Hồ đã căn dặn Tư lệnh Bộ đội Phòng không Phùng Thế Tài như sau:
    Năm 1968, Bác Hồ lại nói với ông Phùng Thế Tài, lúc này là Phó Tổng Tham mưu :
    Các bạn muốn biết chuyện gì xảy ra với Triều Tiên và lý do vì sao Triều Tiên kiên quyết phát triển hạt nhân? Có thể nói tóm tắt, trong 3 năm, Mỹ ném 635.000 tấn bom, xóa xổ hoàn toàn mọi mục tiêu tại Triều Tiên, khiến đất nước này trở về thời kì đồ đá. Sau đó thì cấm vận đến bây giờ.

    Tôi từng đọc về hai chiến thuật đặc biệt nhằm hạ B-52, nhưng hiện nay chỉ tìm lại được một, cho nên một thì tôi sẽ trích dẫn, và một xin kể lại theo trí nhớ.

    Chiến thuật đầu tiên là như lời @tocbacvjp@CrackBerry.com đã kể. Trích từ baodatviet:
    Như vậy, chiến thuật trên là cách tính toán, làm sao căn chính xác nhất để phóng tên lửa khi B-52 bay đến.

    Nhưng các bạn có thấy thiếu gì đó hay không? Trước hết thì phải làm sao biết được đường bay của địch thì mới có thể đón đánh. Đây chính là chiến thuật còn lại, góp phần vào thành công nhưng báo chí ít nhắc đến hơn, liên quan đến chọn vị trí để lập thế trận.

    Theo đó, đường bay của địch là cố định, đó là quãng đường mà Mỹ đã tính toán tối ưu nhất. Sau khi rải bom, họ sẽ phải bay thêm một quãng rồi cua vòng lại để trở về căn cứ. Dĩ nhiên, các máy bay có thể đến từ nhiều căn cứ và nhằm vào nhiều mục tiêu khác nhau, nên cũng sẽ có nhiều loại đường đi khác nhau, nhưng dẫu sao, trong một khu vực thì vẫn có những điểm giao thoa của các "khúc cua". Ngay cả khi họ phát hiện ra sai lầm và thay đổi đường bay cũng vậy, họ có thể thay đổi thế trận trên không thì ta cũng thay đổi thế trận dưới mặt đất. Thời điểm máy bay địch bắt đầu vòng cua để quay trở về căn cứ, là lúc tốc độ máy bay chậm nhất, và độ cao cũng có thể giảm nhẹ.

    Thêm nữa, bởi vì đường bay là cố định, nên sau khi ném bom tại điểm A, gần như chắc chắn sau một khoảng thời gian thì B-52 sẽ xuất hiện tại điểm B.

    Cùng với việc phóng SA-2 giả của quân ta, Mỹ cho rằng họ bị bắn rơi là do bên ta có quá nhiều SA-2, bắn ồ ạt, nên vẫn tin vào chiến thuật của họ. Bởi vì nếu biết rằng bên ta có ít SA-2 và bắn rất có chọn lọc, mà tỉ lệ trúng lại cao kinh khủng như thế, thì họ nhất định sẽ điều chỉnh chiến thuật.

    Chiến dịch Linebacker II gây chấn động thế giới bởi quân đội Việt Nam đã dùng tên lửa lạc hậu SA-2 bắn rơi nhiều "pháo đài bay bất khả xâm phạm", nâng nghệ thuật phòng không lên một tầm cao mới.
     
    MasterPietocbacvjp đã thích.
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa. Bạn muốn mở lại chủ đề? Nhắn tin cho admin Thiên Thanh Hi

Chia sẻ trang này