Những chiêu bài của phản động

Thảo luận trong 'Quán nghỉ' bắt đầu bởi Thiên Thanh Hi, 3/12/12.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa. Bạn muốn mở lại chủ đề? Nhắn tin cho admin Thiên Thanh Hi
  1. Thiên Thanh Hi

    Thiên Thanh Hi Ban Quản Trị

    Bài này được tôi viết vào Thứ 7 ngày 02/07/2011 4:33 PM.

    Tuy nhiên, sau đó tôi đã không đăng lên vì cảm thấy chưa đầy đủ, thế rồi tôi quên bẵng suốt hơn 1 năm qua. Nay nhớ ra thì đăng lại, tôi có bổ sung thêm dữ kiện trong ví dụ 4, được đánh dấu "Mới" ở đầu dòng.

    Các ví dụ chỉ nhằm nêu ra các cách thức và thủ đoạn mà kẻ gian hay sử dụng chứ không nhằm vào một cá nhân/đoàn thể nào.


    ____________________________________

    Với một chút hiểu biết và nhận thức non trẻ của bản thân, tôi xin phép bàn về những chiêu bài của phản động, mong tìm được tiếng nói chung với người đọc và cũng để tự mình kiểm điểm lại. Nếu có chỗ tôi sử dụng câu chữ còn tùy tiện, ý tứ chưa thông thì mong bạn đọc góp ý và lượng thứ!

    ********

    Những chiêu bài của phản động


    Vẫn nghe câu: "Miệng chó không thể mọc được ngà voi", điều này rất thích hợp để chỉ bọn phản động. Cần nói chúng rất thông minh, những phát ngôn của chúng nhiều khi tưởng có ý tốt nhưng mục đích lại rất xấu xa.

    "Phản động": là từ tôi dùng để chỉ chung những kẻ chống phá, đi ngược lại sự tiến bộ (chống phá Nhà nước Việt Nam), như vậy, "phản động" có thể là bè lũ bán nước hoặc những tên giặc cỏ nước ngoài.

    Bản chất của mọi thủ đoạn chống phá là nương theo sự thật để gieo mầm dối trá.
    Mục tiêu của chúng là làm lệch lạc tư tưởng của chúng ta!

    Mọi thủ đoạn nêu dưới đây, đều có những điểm rất chung (cùng bản chất)... tuy nhiên, ở khía cạnh nào đó, tôi cố gắng phân loại theo nhóm để dễ nhìn rõ và dễ theo dõi bài viết hơn, bởi vậy mong bạn đọc thông cảm nếu gặp phải những ví dụ tương tự ở các phần khác nhau.


    I. Kích động, nương theo mâu thuẫn tạo mâu thuẫn
    Thủ đoạn này, ban đầu tưởng như đang rất ủng hộ một quan điểm A, nhưng chính vì cường độ quá lố và làm chệch hướng mà sinh ra mâu thuẫn ngay trong chính cộng đồng những người có quan điểm A khiến cộng đồng đó có sự chia rẽ về mặt tư tưởng, tiến tới chia rẽ về hành động.

    Ví dụ 1: Khi tình hình Việt Nam đang căng thẳng với Trung Quốc

    • Bước 1: Những kẻ phản động hùa theo những người con Việt chân chính và lên tiếng ủng hộ Việt Nam, phản bác Trung Quốc.
    • Bước 2: Những người con Việt chân chính bày tỏ thái độ bức xúc và phản ứng mạnh mẽ của mình trước những hành động gây hấn của TQ, bè lũ phản động nhân đó tạo ra sự tuyên truyền, thông tin bịa đặt nhằm gợi sự bức xúc hơn nữa trong quần chúng đồng thời khéo léo đưa vào những phát ngôn vơ đũa cả nắm: "người TQ", "bọn TQ". Những thông tin bịa đặt (theo kiểu TQ ăn thịt người..v.v.) lại được một số người Việt thiếu hiểu biết tưởng là thật rồi share cho nhau cùng lên tiếng chửi rủa người TQ sẽ khiến chính phủ hoặc người dân TQ có cái cớ để nói VN dung túng cho những hành vi tuyên truyền chống phá TQ.
    • Bước 3: Tuyên truyền, khuyến khích một số phần tử kích động chửi rủa người TQ và phân biệt đối xử + có lời lẽ, hành động tiêu cực về cộng đồng người gốc Hoa đang sinh sống ở VN, nếu có thể tạo ra mâu thuẫn dẫn đến vũ lực thì càng tốt -> tăng thêm sự chia rẽ giữa hai bên để gieo mầm "bạo loạn" và chia rẽ sâu-rộng hơn nữa; nếu xảy ra giải quyết mâu thuẫn bằng vũ lực thì dù nhỏ hay lớn cũng đều có lợi cho chúng- chỉ cần chụp ảnh, quay clips tung lên mạng và giật tiêu đề "Bất ổn chính trị tại VN" hoặc "Người VN chia rẽ sâu sắc...". Thúc đẩy, lợi dụng biểu tình hòa bình để kích động, tuyên truyền gây lo lắng trong cộng đồng người gốc Hoa đang sinh sống tại VN hoặc đưa cuộc biểu tình biến thành bạo loạn với một số phần tử quá khích lao vào đập phá đại sứ quán TQ hoặc công trình liên quan đến TQ (cơ sở hạ tầng, website...), thể hiện sự thiếu tôn trọng các giá trị biểu tượng, tinh thần hoặc văn hiến của người Hoa nhằm gây bức xúc trong cộng đồng người Hoa.
    .... đây là một quá trình diễn ra nhiều tầng, nhưng trong phạm vi của ví dụ tôi chỉ muốn nói như vậy.

    Ví dụ 2: Những lời kêu gọi/hô hào chân chính nhằm giúp khơi gợi, thúc giục trong tri thức và tâm hồn của con người sự tiến bộ, ngược lại, những lời kêu gọi/hô hào từ "miệng chó" lại khơi gợi trong con người ta sự thụt lùi trong suy nghĩ, ngu dốt và ích kỉ.

    Háo thắng là một tính xấu nhưng bản chất của nó lại tốt- đó là sự muốn ghi nhận bản thân và thành quả. Bản chất của con người là vậy, nhưng cái ranh giới mong manh rất dễ khiến những người sức đề kháng còn kém trở nên háo thắng. Dễ hiểu tại sao trẻ con thích làm siêu nhân, những người nhỏ bé thì luôn muốn tỏ ra to lớn. Chính trị là một chủ đề hấp dẫn để khảo nghiệm tầm vóc tri thức nhưng cũng dẫn dắt một số “ngựa con háu đá”, xin tiền ba mẹ ra mạng để tham gia các diễn đàn chính trị, bàn luận về thời cuộc...

    Lo lắng cho tương lai quốc gia thì tốt, thực ra chỉ cần học và thực hành theo "Năm điều Bác Hồ dạy" là đủ, nhưng những “ngựa non” ấy lại muốn tin mình to lớn, có tài, biết cái gì đó, nhìn được cái gì đó và dần dần sinh ra những "trí thức yêu nước" nhưng bất mãn với Nhà nước vì bệnh lý tâm thần khiến họ cho rằng Nhà nước còn... “kém”. Và không chỉ Nhà nước là đối tượng, tất cả những thành viên khác cũng bị họ ganh đua một cách không khoan nhượng giống như con bệnh lao vào tranh thuốc. Họ viện cớ cho tính “háu đá” của mình rằng các bậc cha anh chưa chắc đã giỏi hơn họ. Đúng là vậy, vấn đề chỉ ở chỗ cưỡi một con ngựa hay đá thì sớm muộn cũng què chân! Có những "con bệnh" như vậy, nếu tạo thành dịch bệnh thì quốc gia sao khỏi suy yếu từ bên trong? Thế nhưng, đối với kẻ thù thì những "con bệnh" này lại vô cùng giá trị, chúng được kẻ thù ủng hộ và tâng bốc lên mây xanh để càng củng cố niềm tin của các "con bệnh" về tài năng của mình.

    Tôi nói điều trên không phải đê chế nhạo bất cứ ai có tấm lòng tìm hiểu các vấn đề về chính trị, không phủ nhận có những cá nhân còn trẻ tuổi đã có duyên được tiếp cận và biết thêm về các thông tin mật, nhưng bạn cần hiểu rằng, được nghe-nhìn các thông tin mà đa phần người dân không biết thì không có nghĩa là bạn biết. "Biết", không phải là nghe và nhìn, "biết" là phải nhận thức được. Biết nhiều là tốt nhưng nhận thức được tầm cỡ của những điều mình không biết còn tốt hơn.


    II. Bịa đặt, giả mạo thông tin
    (Vô trung sinh hữu).
    Tạo dựng thông tin không có thật nhằm mục đích gieo mầm mâu thuẫn, thúc đẩy mâu thuẫn từ trong tư tưởng đến hành vi phản kháng.

    Ví dụ 3: Xuyên tạc lịch sử.
    Chúng ta vừa trải qua hai cuộc chiến ác liệt, thế hệ cha anh đã biết bao người ngã xuống, đổ bao nhiêu máu xương, sức người, sức của để giữ gìn và dành lấy độc lập cho dân tộc, đã lao động hăng say, miệt mài để cho chúng ta có cuộc sống như ngày hôm nay... vậy mà, bè lũ phản động luôn tuyên truyền, đưa những luận điệu sai trái về lịch sử để khiến một bộ phận giới trẻ có cảm giác xa rời lịch sử, thậm chí coi lịch sử chỉ như một câu truyện cổ tích, đâu đó rất xa xôi... Lịch sử cận đại còn nhận thức không đầy đủ như vậy thì lịch sử xa xưa hơn sẽ thế nào?

    Một số kẻ giả làm người trong cuộc, bịa ra việc ta đã từng tham gia đoàn thể cách mạng này, bộ phận cách mạng kia (hoặc có thể từng tham gia nhưng tư chất quá kém nên bị loại bỏ, sinh ra bất mãn)... để đưa những thông tin từ trong trí tưởng tượng về sai lầm hoặc sự hủ bại nào đó của đoàn thể, bộ phận ấy. Đành rằng sai phạm là không tránh khỏi và không loại trừ một số người từng thực sự thấy những điểm chưa tốt ấy, nhưng cách nhìn nhận đúng đắn hoặc đưa ra nhằm mục đích xây dựng với phá hoại khác nhau ở điểm nào? Không vội, xin hãy đọc tiếp cho đến ví dụ 7.

    Không chỉ tung tin đồn nhảm, chúng còn lợi dụng báo chí, văn học và những cách khác nhằm hư cấu sự thật. Bản tính người châu Á nói chung và người dân nước ta nói riêng rất trọng tập thể, nhưng không thể vì thế mà nhầm lẫn tập thể là chân lý; tương tự, những thông tin sai lệch về quốc gia được đăng ở nhiều nguồn trên mạng thì không có nghĩa những thông tin ấy đúng. Lịch sử đã chỉ ra rằng, sự thật luôn được phơi bày, từ những triều đại phong kiến đầy cổ hủ và kiểm duyệt thông tin khắt khe hơn ngày nay rất nhiều lần mà vẫn không thể che đậy những điểm đen thì ngày nay sự minh bạch còn hơn trước nhiều lần. Nếu có thứ lịch sử có thể giấu nhẹm, đã không có việc Mỹ công bố tài liệu mật về chiến tranh Việt Nam- để minh oan cho người Việt, để tôn vinh người Việt đã chiến thắng anh hùng trong một cuộc chiến phi nghĩa và để chính người dân Mỹ xuống đường biểu tình đòi chấm dứt cuộc chiến này!

    Ví dụ 4: Số liệu, thông tin giả mạo.
    Chúng vẫn dùng chiêu bài “người trong cuộc” hoặc “những thông tin này bị giấu kín” hoặc “ít ai được biết” để bắt đầu câu chuyện của mình, đưa ra những dữ kiện mà người bên ngoài không biết rõ sẽ tưởng là rất thật, rất sinh động... ví dụ như việc ai đó đồn rằng ở khu A có ông B vừa trúng sổ số 100 triệu, tin đồn càng lan rộng thì số người cho rằng nó tin cậy càng nhiều, nhưng chỉ có bạn là người sống ở khu A thì biết rằng ông B chẳng trúng cái gì hoặc thậm chí ở khu A không có ai tên B!

    Mới: Vụ có đỉa trong sữa của năm 2012 chẳng hạn, tin đồn chính mắt nhà ông C trông thấy, có địa chỉ ông C nhưng ông C có thật hay không cũng chưa ai làm rõ. Quan trọng hơn cả là ngành sữa Việt Nam lên tiếng phủ nhận tin đồn này, ngoài những hệ lụy khác gây ra trong dư luận thì trước mắt thiệt hại của ngành sữa là thấy rõ!

    Tôi từng đọc rất nhiều thông tin thoạt đầu chính tôi cũng tin, đưa số liệu y như thật, ví dụ về tham nhũng: bao nhiêu ngàn đô la đổ vào đâu, bao nhiêu triệu trong vụ nào, công ty nào, tên tuổi những người có liên quan.v.v.. nhưng khi ngẫm lại thì thấy rất nhảm nhí. Ví dụ: chúng viết mỗi năm VN có 10 tỷ USD tiền viện trợ và bị tham nhũng bao nhiêu phần trăm... có chuyện này không? Việc trong nội bộ có thể không rõ ràng, nhưng những công tác có sự hợp tác chặt chẽ với phía nước ngoài, được cả thế giới nhìn vào thì có thể bịa đặt được không? Ở đâu ra 10 tỷ Đô, ở đâu ra bao nhiêu phần trăm bòn rút đó?

    Xin thưa, khoản viện trợ kỷ lục của nước ta từ trước đến nay là 8 tỷ $ năm 2010 (trong đó hơn 1,4 tỷ $ không hoàn lại), trong khi năm 2009 chỉ có 5,9 tỷ $; cộng đồng quốc tế đã đánh giá nước ta như thế nào để tăng viện trợ mạnh như vậy? Đây là câu trả lời: Thực hiện giải ngân tốt, đối phó hiệu quả với tác động của khủng hoảng kinh tế toàn cầu vừa qua cũng như triển vọng rất sáng sủa trong thời gian tới...

    Công thức nặn ra một thông tin giả mạo cũng đa dạng, có 3 cách cơ bản:

    1. Hoàn toàn tạo ra những thông tin giả với số liệu rất thật.
    2. Lợi dụng một thông tin có thật, thêm bớt và dùng cách diễn đạt dễ gây hiểu lầm hoặc có mục đích gây hiểu lầm cụ thể.
    3. Thông tin thật, nhưng khi đưa ra thì dùng/tìm cách tạo ra phản ứng, lời lẽ hoặc những câu nghi vấn một chiều, thiển cận.
    Cách 1 và 2 đã nêu, còn cách 3 thì dễ thấy nhất là thủ đoạn “vơ đũa cả nắm”. Ví dụ: một cá nhân (công chức) trong tập thể có sai phạm, những kẻ này giật tít “sai phạm... trong cơ quan công quyền...”, rồi đặt ra những nghi vấn về toàn bộ tập thể, ban lãnh đạo... Một vị lãnh đạo có sai phạm, những kẻ này không nói “ông A sai phạm” mà nói “quan chức”/”bọn quan chức”. Ông B và anh C có tranh chấp, những kẻ này nói “quan và dân đen”, “con kiến kiện củ khoai”...

    Cùng một sự việc, dùng cách diễn đạt khác đi một chút có thể khiến người tiếp nhận thông tin hiểu khác hoàn toàn.

    Ví dụ 5: Lợi dụng điểm yếu trong tập quán sinh hoạt và nhận thức, tín ngưỡng của một bộ phận quần chúng.

    Không nhớ rõ năm nào (từ 1997-1999), đồng bào dân tộc ở vùng nọ nghe lời tuyên truyền của bọn xấu ăn chơi, hút hít rồi làm cánh bằng mấy thanh tre ghép lại (như diều) rồi cầm cánh lao xuống vực để đi theo Vua trời, mấy chục người chết! Vấn đề là, sau khi có mấy chục người chết này, ở trong nước chúng ta biết lý do là đồng bào bị lừa gạt, nhưng trên báo chí nước ngoài chúng tung tin đồn đồng bào dân tộc tự tử vì bị chính quyền bức ép, tước hết quyền lợi... khi mâu thuẫn với thông tin từ phía ta (rằng đồng bào bị kẻ gian lừa gạt) thì chúng sẽ cãi rằng đó là ta tung tin giả để bưng bít...

    Những ngày đầu tháng 5/2011, một số kẻ xấu đã tuyên truyền huyễn hoặc trong cộng đồng dân tộc người Mông rằng tại Mường Nhé sẽ xuất hiện một “thế lực siêu nhiên”. Thông tin lừa bịp với nội dung “thế lực” này sẽ mang bà con tới miền đất hứa, ở đó mọi người sẽ được ban sức khỏe, hạnh phúc, sự giàu sang và phú quý...

    Một số bà con do nhẹ dạ cả tin đã rủ nhau cùng tụ tập về Mường Nhé để chờ đón sự xuất hiện của “thế lực siêu nhiên". Lợi dụng tình hình đó, một số phần tử xấu đã kích động, vận động đòi thành lập vương quốc riêng của người Mông, gây mất trật tự, an ninh, an toàn ở địa phương.

    Thủ đoạn là như vậy, đầu tiên lợi dụng niềm tin (bằng tôn giáo hoặc phương pháp khác) của bà con, sau khi đã tập họp được một lượng người (sự tập hợp về mặt tinh thần) thì chuyển hướng sang vấn đề “cộng đồng người Mông”, “dân tộc Mông” (lợi dụng tính dân tộc), chắc chắn sẽ có thêm một số thông tin xuyên tạc về việc người Mông trước kia có vương quốc, sau đó bị người Việt xâm chiếm, mê hoặc... để hô hào bà con đứng ra thành lập vương quốc người Mông, cứ như vậy thúc đẩy ngày càng mạnh... Nhưng chân lý thì luôn thắng, chúng ta đã kịp thời tuyên truyền, khuyên bảo giúp bà con nhận ra chân tướng sự việc. Tuy nhiên, những hình ảnh bà con tụ tập được bọn kẻ xấu chụp lại, khi đăng lên mạng sẽ biến hóa thành những chuyện nội bộ, bị bưng bít và ít người biết về cái gọi là một cuộc biểu tình chống lại sự tệ hại nào đó của Đảng và Nhà nước...

    Vẫn trong lĩnh vực tinh thần, phải kể đến các đạo mới nhằm ngu hóa người dân, điển hình như “đạo Vàng Chứ”, người theo đạo được hứa hẹn cuộc sống tốt và tin theo những lời xúi giục, tuyên truyền sai trái, thậm chí quay về đập phá bàn thờ tổ tiên.

    Rồi thi thoảng báo chí lại phản ánh về các "thầy", "cô", "cậu", "thánh" có khả năng chữa bệnh bằng nước lã, bùa chú, dẫm đạp... mà rất nhiều người vẫn tin theo. Những kẻ giả thần giả quỷ còn rất khôn khéo khi lợi dụng cái gọi là "tùy tâm", tỏ ra ta đây không cần tiền, bao nhiêu cũng được... nhưng người "tùy tâm" nhiều hơn bao giờ cũng có sự ưu tiên cao hơn. Người bình thường ít nhận ra điểm này, họ kháo nhau việc thầy này, thánh kia làm phúc cứu đời là chính, tùy tâm không đòi hỏi thì càng tin vào đạo đức của thầy và thánh đó. Thấy nhiều người tin thì tin theo, nếu bị phản bác thì sẽ cãi "ai cũng thế cả", người giàu và quan chức cũng phải xem thầy cả... theo mà không có kết quả thì cho rằng mình chưa có duyên, chưa được ban phúc...

    Có một việc mà ở bất cứ tỉnh thành nào trong nước ta, áp dụng đều sẽ thành công! Chỉ cần ngày hôm trước có một số đối tượng ra chợ tuyên truyền rằng hôm nay có Thần hạ phàm ở địa điểm này, ban phước cho những người đến cầu nguyện; ngày hôm sau có vài người (trong đám tuyên truyền hôm trước) xung phong “làm mẫu” đứng giơ hai tay lên trời ở địa điểm đã định hoặc quỳ xuống để cầu... bạn có tin chỉ vài giờ sau sẽ có vài chục, thậm chí hàng trăm người chen nhau, xô đẩy chỉ để có chỗ cầu nguyện tốt? Điều đó chắc chắn xảy ra! Nói như vậy để biết phong tục tập quán của dân ta là như thế nào, theo tôi bởi tâm lý quá coi trọng/phụ thuộc số Đông.

    Bạn là “dân mạng”, online nhiều, tiếp thu thông tin nhiều và chắc chắn sẽ có một vài lần nhận được (thậm chí tham gia) sao chép/chuyển tiếp những file, ảnh hoặc đường link website... về cái gọi là “bùa may mắn”, gửi cho X người sẽ nhận được may mắn... rồi dần chứng ông B, bà C ở vùng này, thành phố này (như thật)... đã may mắn ra sao; ai không gửi hoặc bỏ đi, thậm chí có lời chế nhạo sẽ bị trừng phạt (tiếp tục dẫn chứng vài trường hợp bi đát)... Vậy đấy, là “công dân thế hệ mới”... mà còn tin những điều vô lý đến vậy thì thử hỏi sức đề kháng đến đâu với những kẻ đang chống phá chúng ta, muốn cướp nước và nô dịch chúng ta?

    Những kẻ đến lòng tin của người khác cũng lợi dụng thì còn gì không dám lợi dụng nữa? Nhưng bạn thì sao, đến lòng tin của mình cũng dễ dàng để cho người khác lợi dụng thì bạn có thể bảo vệ được chính mình và người thân yêu không?

    Ví dụ 6: Như đã nêu ở cuối "Bước 2" của vd 1, việc tạo dựng thông tin bịa đặt, giả sử tuyên truyền trong cộng đồng B thông tin bịa đặt về cộng đồng A có 3 mục đích cơ bản:

    • Khiến cộng đồng B bức xúc và phản ứng gay gắt về cộng đồng A, điều này có thể được đẩy mạnh thành thủ đoạn 1.
    • Khiến cộng đồng A và cộng đồng khác có thể viện cớ cộng đồng B bịa đặt để chống phá mình -> củng cố sự nghi ngờ về cộng đồng B.
    • Bằng nhiều hướng đi, làm cho chính cộng đồng B có mâu thuẫn và nghi ngờ lẫn nhau.

    Ví dụ 7: (cụ thể)
    Nhiều diễn đàn của VN bức xúc, dùng ngôn từ miệt thị, thiếu văn hóa khi nói về con người và đất nước TQ; nhiều cuộc kích động biểu tình và gây mất đoàn kết với Hoa kiều diễn ra; nhiều bài viết về cái gọi là “sự tàn ác của Trung cộng”, những chuyện như làm hàng giả (một số loại), ăn thịt người… toàn là những chuyện bịa đặt, mục đích của những chuyện bịa đặt ấy và mọi sự kích động khác chỉ nhằm mục đích để người Việt càng căm ghét TQ hơn, dùng nhiều ngôn từ không hay về TQ nhiều hơn, khiến những Hoa kiều và những người có ý kiến trái chiều mâu thuẫn với số đông ấy, dần tạo thành những nhóm- cộng đồng bài xích nhau. Bản thân những người TQ ủng hộ VN cũng không thể hài lòng và sẽ dần thay đổi thái độ khi đi ngoài đường, vào diễn đàn đều thấy người VN tự do bôi bác, bịa đặt về đất nước mình mà không thấy có phản ứng nào từ những người điều hành (trong cuộc sống và trên diễn đàn), đến 1 lúc nào đó, họ cũng sẽ có thái độ căm ghét và đối xử với ta tương tự.

    Ở khía cạnh khác, cần lưu ý tại sao một số trang sử dụng từ "Trung cộng", đó chỉ là mẹo để sau đó đánh lạc hướng sang vấn đề "cộng sản", mà Đảng ta là Đảng gì? Đảng cộng sản! Cứ cho chúng ta đều căm ghét TQ thì chẳng ảnh hưởng gì đến nước TQ xa xôi nhưng ngay trong nội bộ chúng ta thì có thể nhìn thấy, lòng yêu nước và phản đối sự bất công là tốt nhưng nếu không vững vàng thì tự gây mâu thuẫn và mệt mỏi cho chính mình.

    Ví dụ 8: (một ví dụ thô thiển chủ yếu để diễn giải về lý thuyết, mong người đọc thông cảm)
    Nếu tôi ghét cay ghét đắng 1 người hàng xóm và muốn đuổi anh ta đi chỗ khác, tôi sẽ không dại gì nói xấu hoặc bịa đặt tin không tốt về anh ta, vì nếu tôi càng xuyên tạc những gì không phải ấy thì càng khiến cộng đồng những gia đình xung quanh ủng hộ anh ta, thấy anh ta là kẻ yếu mà nâng đỡ, thương hại; họ lại càng biết tôi là người ghét anh ta và rất có thể tin chính tôi bịa đặt những điều tội lỗi ấy, cuối cùng chính họ quay sang ghét bỏ tôi (tác dụng phụ). Tôi không làm thế! Tôi sẽ làm như sau:

    • Tạo ra một vài bất đồng nhỏ để khiến mọi người chú ý “họ có bất đồng với nhau”
    • Tự tìm cách nói xấu mình với người kia, tỏ ra để lộ những gì không hay về mình, khiến gia đình của người kia đang gặp phải bức xúc vì bất đồng như vớ được vàng, thi nhau chửi rủa, nói xấu về tôi- mà tưởng họ biết chắc cái xấu ấy là của tôi
    • Khéo léo nương theo sự thật để bóp méo vài điều không hay về anh bạn kia, nhưng chỉ một chút thôi, và cuối cùng kết luận cách khảng khái: chúng tôi có vài bất đồng, nhưng vẫn là bạn!
    => Những người hàng xóm thấy tôi là người tốt, khảng khái và không hề có ý xúc phạm, bịa đặt về anh bạn kia, thế nhưng gia đình người kia lại suốt ngày chửi rủa, chỉ trích, nói xấu, bịa đặt những truyện ngược đời về tôi, họ càng thương cảm và ủng hộ cho tôi hơn… đến khi tôi đánh hắn bật khỏi nơi đó thì hàng xóm có mảy may thương tiếc không?


    III. Phản khách vi chủ
    Từ tăng cường độ hướng đến một khách thể khiến cá nhân liên quan rất chú ý đến sự phản hồi của chủ thể, nhưng sau đó gieo mầm những nhận định, nghi ngờ tiêu cực về chủ thể vì cho rằng chủ thể phản hồi “chưa thỏa đáng”.

    Ví dụ 9: Một số kẻ lấy danh nghĩa lo cho đất nước, vì đất nước và đưa ra những ý tưởng “đóng góp” khiến người tham gia nếu đi sâu thì rất dễ lạc hướng chuyển thành sự bất mãn đối với quốc gia. Một số kẻ lợi dụng sự bài bác, phản kích mạnh mẽ của cộng đồng về hành vi gây hấn của TQ- nhưng sau đó tìm cách lái cộng đồng sang sự bất mãn với Nhà nước vì cho rằng VN phản ứng chưa cương quyết, VN chỉ biết phát ngôn mà không biết hành động.v.v.. Sau những điều đó, chúng tự vỗ ngực mình là người yêu nước và không quan tâm đến chế độ, chúng chỉ muốn chỉ ra cái sai, cái chưa được, chưa thỏa đáng của chế độ nhằm giúp nó sửa sai và giúp quốc gia tiến bộ hơn... nghe thì có vẻ đúng, cảm tưởng như đây là những người “dám nhìn thẳng vào sự thật”- nhưng đến cuối cùng, sự xây dựng và phá hoại khác nhau ở chỗ: người muốn xây dựng thì đưa ra ý kiến cụ thể, phù hợp và danh chính ngôn thuận; kẻ phá hoại thì chỉ biết chê bai, đòi xóa bỏ hoặc nếu góp ý thì mơ hồ, lạc hướng, tiềm ẩn nguy cơ.

    Mới đây tôi đọc bài viết của một “thanh niên yêu nước” góp ý tại sao Chính phủ và Nhà nước không phát hành trái phiếu để mua vũ khí (chạy đua vũ trang), nếu là người thật thà đọc bài viết đó, thoạt đầu họ sẽ nghĩ nếu quốc gia cần họ sẵn sàng ủng hộ, nhưng sau khi đi sâu sẽ đặt ra hàng loạt vấn đề: việc đó có tốt không, Chính phủ và Nhà nước đã làm tốt vai trò của mình hay chưa, tại sao VN lại ở thế yếu hơn, tại sao phải làm thế.v.v.?

    (Tham khảo ví dụ 2).


    IV. Đội lốt, đánh lạc hướng
    Các thủ đoạn nêu trên đều có mục đích nhằm lung lạc, mộng mị tư tưởng của chúng ta, nói cách khác đều nhằm đánh lạc hướng. Tuy nhiên, tôi tách riêng phần này với 3 ví dụ (theo tôi) điển hình.

    Ví dụ 10: Lý luận bẻ đũa từng chiếc
    Trong tranh luận, giải quyết hoặc xoa dịu tình hình, đôi khi vì không thể đối phó với hàng loạt vấn đề, lý luận nên đối phương chọn cách tách từng vấn đề nhỏ trong vấn đề lớn ra để xem xét. Nếu chỉ nói như vậy thì cách làm này không sai, nhưng nó lại sai khi đối phương cố tình bóc tách một vấn đề thành nhiều điểm riêng rẽ, nhìn nhận và giải quyết riêng rẽ, trong khi nó phải được xem xét và giải quyết trong tổng thể.

    Cũng như một vấn đề mang tính chất quốc tế, cần giải quyết đa phương để công bằng cho các bên thì các nước nhỏ đều đồng tình, nhưng nước lớn có thế mạnh hơn thì khăng khăng giải quyết song phương.

    Cũng như trong một cuộc tranh luận, bạn đưa nhận định/nghiên cứu/thông tin của B để chứng minh nhưng lại nêu nhầm là của A, đây là nhầm lẫn đáng tiếc nhưng vấn đề và kết quả bạn đang chứng minh không thay đổi; tuy nhiên kẻ đich lại lợi dụng điều này nhằm tránh phải tranh luận trực tiếp, kẻ đó sẽ tìm cách bắt bẻ, xoáy sâu vào nhầm lẫn của bạn làm bạn xa rời chủ đề ban đầu. Đó là khi bạn nhầm, còn trong thực tế đã gặp rất nhiều cuộc tranh luận, tôi thấy cho dù bạn không nhầm, chỉ cần vấn đề đang bàn có liên quan chút xíu nào đó với vấn đề khác là y như rằng những kẻ đuối lý sẽ lôi ra nhằm che đậy và kéo chủ đề sang hướng khác.

    Một thủ đoạn khác bớt hèn kém hơn, hoặc đơn thuần vì khiếm khuyết trong nhận thức của người tham gia giải quyết vấn đề (hoặc tranh luận với bạn) thì làm lệch lạc, phân tán chủ đề một cách “hòa bình” như sau: có các vấn đề nhỏ trong vấn đề lớn, cần phân tích và xem xét tổng thể, nhưng họ lại “ngây ngô” tách chúng ta, phân tích (có thể tìm được điểm “đúng đắn” nào đó) và bảo vệ đến cùng quan điểm của mình.

    Hành vi “bẻ đũa từng chiếc” có thể xuất phát từ một kẻ rất khôn ngoan hoặc ngốc nghếch. Nếu chúng ta không muốn bị vướng vào “mớ bòng bong” ấy thì ngay từ đầu, cần nhận thức rõ bản chất của vấn đề!

    Ví dụ 11: Cáo đột lốt thỏ
    Tôi từng đọc nhiều bài viết rất hay, lời lẽ mượt mà, cầu thị, thể hiện tình yêu và mối quan tâm tới Nước nhà, tôi phải thừa nhận và nể phục trí tuệ cũng như kinh nghiệm của những người đó. Hôm rồi cũng gặp một bài viết như vậy, nhưng càng đọc càng thấy có gì đó “bất ổn”... Vâng, bất ổn là vì, người viết xuất phát từ những góp ý với Đảng và Nhà nước, từ việc cần cải cách/hoàn thiện hệ thống chính trị ra sao, hòa nhập quốc tế thế nào... và mặc dù không có một chữ nào nhắc đến, nhưng những quan điểm/phân tích xoay quanh và xoáy sâu vào vấn đề đủ cho người đọc đặt những câu hỏi về dân chủ, Đa nguyên, đa đảng...

    Cần khẳng định bài viết tôi đọc xuất phát từ một người tốt, hiểu đúng đắn thiện chí của người viết hay không là do nhận thức của người đọc. Tuy nhiên, quả đúng không phải ông quan thị trường nào cũng giỏi buôn bán, người giàu nhờ buôn bán thì không chắc có khả năng làm quan, người viết rất giỏi trong chuyên môn của mình nhưng không tính đến việc những kẻ “miệng chó” lợi dụng bài viết của mình để xuyên tạc, rồi rêu rao: “ông B... nguyên chức vụ...” đã lên tiếng như thế.

    “Cáo đội lốt thỏ” là hiện tượng trong cái “bình thường” tiềm ẩn cái “bất thường”, đôi khi là vô ý, nhưng thường đều có chủ ý bằng cách dẫn dắt người đọc đi từ xa đến gần. Cũng như bạn đang tức giận tôi, muốn bạn đồng tình với tôi chỉ có một cách: đầu tiên phải làm cho bạn thôi nhăn mặt trước đã, làm cho bạn thôi nhắm mắt, sau đó mở mắt, nới bớt khuôn mặt cau có của mình để nhìn tôi, và...

    (Tham khảo ví dụ 9).

    Ví dụ 12: Người trong cuộc.
    “Người trong cuộc” ở ví dụ này khác một chút với “người trong cuộc” ở ví dụ 2 và 3. Nếu như ở ví dụ 2 và 3, kẻ giả làm người trong cuộc đưa những thông tin, những điều “mắt thấy tai nghe” giả mạo hoặc thúc đẩy tiến trình theo hướng tiêu cực thì kẻ giả mạo lần này ôn hòa hơn. Không phải lúc nào thúc đẩy mâu thuẫn quá cao, tự chĩa mũi nhọn về bản thân đã là tốt, nên những kẻ này đóng vai “người điềm đạm” và nhìn xa trông rộng để đưa ra những lời khuyên, những ý kiến về “điểm dừng” khi phản ứng của cộng đồng đang trong giai đoạn cao trào.

    Cuối tháng 5/2011 một số sinh viên, thanh niên tri thức tại Hà Nội tổ chức biểu tình và tuần hành hòa bình qua cổng Đại sứ quán Trung Quốc, mọi công tác đều được lên kế hoạch và diễn ra chặt chẽ... nhưng trước khi buổi biểu tình diễn ra, trên mạng có vô số thông tin kiểu như “các bạn đừng tham gia vì đó là do bọn phản động tổ chức, chúng sẽ nói người dân biểu tình phản đối chính phủ”... nhảm nhí, lý do biểu tình được thông báo rõ ràng thì sao hiểu lầm được? Vậy mà vẫn có người tin và send list tin nhắn cho nhau!

    Tại diễn đàn của tôi cũng vậy, khi các thành viên đang bày tỏ sự bức xúc nhưng hòa bình và có giới hạn thì đột nhiên xuất hiện một vài thành viên “tri thức”, khuyên nhủ mọi người thế này, thế khác... mà không nhìn thấy giá trị của những điểm nhấn ấy.

    Đã đành, một số người thực sự là người trong cuộc nhưng vì quá lo xa, vì nắm bắt tình hình chưa trọn vẹn hoặc đôi khi thiển cận mà tự “ngáng đường” chính phong trào của cộng đồng mình, có điều, vì vẻ ngoài “chân thật” của nó mà chiêu bài này rất được bè lũ phản động ưa chuộng.

    Ví dụ 13:
    Tầng tầng lớp lớp
    Mọi động thái đều có giá trị, vấn đề là sử dụng nó như thế nào. Bè lũ phản động luôn tính toán nhiều cách thức để luôn có thể sử dụng các diễn biến nhằm có lợi cho mình hoặc đơn giản là làm đối thủ thiệt hại nhiều nhất.

    Vẫn nói về vụ biểu tình ở ví dụ 12. Ở khía cạnh khác, cuộc biểu tình không phải do phản động tổ chức nhưng có phản động trà trộn với 2 mục đích: thâm nhập vào hàng ngũ trí thức và tùy thời cơ kích động gây rối loạn trật tự công cộng (chúng ta đâu có kinh nghiệm tổ chức biểu tình nên khả năng tự kiểm soát của người biểu tình không cao, đây là khả năng có thể xảy ra), nhằm khiến cho lực lượng an ninh phải can thiệp mạnh tay vào chính những người dân có tri thức của đất nước (mà nếu thế thì to chuyện). Đó cũng là lý do cuộc biểu tình được kiểm soát chặt chẽ bởi lực lượng an ninh và nghe nói đã sớm giải tán.

    Cuối cùng, bởi động thái nào cũng có giá trị nên trên một số diễn đàn cho phép bàn về chính trị, bọn phản động và các "con bệnh" xuyên tạc rằng "Nhà nước", hoặc những kẻ đang đòi chế độ Đa nguyên, đa Đảng thì nhắm vào ba chữ "Đảng cộng sản" đã không dám phản ứng mạnh mẽ trước Trung Quốc, không dám giống như người Nhật, thậm chí người dân biểu tình phản đối TQ cũng ngăn cản này nọ... rồi suy xa suy gần, phải chăng có ai đó trong nhóm Lãnh đạo đang nhận được lợi ích từ TQ?

    Tôi không muốn bàn về chính trị, nhưng mấy người trong chúng ta nắm rõ được các mối quan hệ của mình mà muốn hiểu chuyện quốc gia? Chính trị không phải vấn đề lớn, lớn ở đây là đời sống, trong đời sống thì mọi yếu tố đều tầng tầng lớp lớp, xin đừng ai chỉ nhìn miệng giếng mà tưởng rằng đó là bầu trời!


    V. Lời kết
    Kẻ thù muốn xâm lấn và nô dịch chúng ta, chúng bắt đầu bằng việc xâm lấn và nô dịch từ trong ý thức. Mọi thủ đoạn chúng dùng đều nhằm mộng mị, lũng đoạn tư tưởng của chúng ta... nên nếu không muốn bị chúng bỡn cợt trên niềm tin, tình yêu và lòng tự trọng... chúng ta cần có sức đề kháng tốt, nhận thức tốt.

    Tôi không muốn đi sâu vào một bài giảng đạo đức, tôi không nói bạn cần yêu nước ra sao, phấn đấu học tập thế nào... nhưng nhất định, nếu bạn muốn có một cuộc sống tốt- dù theo cách nào, thì bạn vẫn cần một nền tảng nhận thức nhất định. Bạn vẫn cần hiểu rằng, đất nước yên ổn, giàu mạnh thì trước hết có lợi cho bạn và những người thân của mình!

    Nếu tự thân ta không có điểm yếu thì kẻ thù sao có thể lợi dụng? Cho nên, Bác Hồ dạy “diệt giặc đói, giặc dốt”- sự thiếu hiểu biết/nhận thức chưa trọn vẹn của bản thân chính là kẻ thù lớn nhất, bởi vậy, trước hết chúng ta cần biết LÀM GIÀU đúng đắn cho chính mình.

    Không học thì không biết, học mà không thông suốt thì luôn nghi ngờ. Thế giới rộng lớn, thực giả lẫn lộn, có khi người tốt- mục đích tốt lại bị hiểu lầm là xấu, còn người xấu-mục đích xấu lại được hiểu thành tốt... Rút cục đâu mới là đúng?

    Để nhận rõ chân tướng sự việc, ta phải hiểu từ những điều căn bản nhất. "Chim có tổ, người có tông", trước hết chúng ta cần nắm được những kiến thức lịch sử, văn hóa của nước nhà, hiểu được tinh thần dân tộc xuyên suốt bao nhiêu thế hệ, sau thì tìm hiểu, tiếp thu đường lối của Đảng và Nhà nước, chính sách pháp luật, thi đua học tập và làm việc theo gương Bác, tỉnh táo trước những cám dỗ, thú vui chơi hưởng lạc.v.v.. Chỉ có như vậy, chúng ta mới biết điều gì là tốt, điều gì là xấu, ai đang vì cuộc sống ấm no của chúng ta mà ngày đêm phục vụ, kẻ nào muốn chiếm đoạt những điều tốt đẹp ấy?.v.v..

    Chúng ta nên, nhưng không nên lạm dụng việc “đóng cửa bảo nhau” với những sai lầm. Bạn có quyền phản ánh, góp ý và bày tỏ bức xúc công khai nếu việc làm của một tổ chức, cá nhân hoặc thậm chí chính sách của Nhà nước chưa thỏa đáng... điều tôi muốn không phải là chia sẻ một lòng trung thành mù quáng, nhưng phản ánh như thế nào, góp ý ra sao cho đúng, cho có chừng mực, cho xây dựng được vấn đề theo hướng tốt đẹp hơn? Xin nêu lại quan điểm của tôi: sự xây dựng và phá hoại khác nhau ở chỗ: người muốn xây dựng thì đưa ra ý kiến cụ thể, phù hợp và danh chính ngôn thuận; kẻ phá hoại thì chỉ biết chê bai, đòi xóa bỏ hoặc nếu góp ý thì mơ hồ, lạc hướng, tiềm ẩn nguy cơ.


    Bác viết: “Một năm khởi đầu là mùa xuân, đời người khởi đầu là tuổi trẻ. Tuổi trẻ là mùa xuân của dân tộc”.
    Vâng, sức mạnh của dân tộc, tương lai của dân tộc thuộc về thế hệ thanh niên chúng ta, những người trẻ, khỏe và đầy nhiệt huyết. Chúng ta hãy gác sang một bên những vụn vặt cá nhân, lối sống hưởng thụ, những nhu cầu “thích thể hiện” để làm những việc có lợi cho chúng ta hơn, bắt đầu từ việc học, theo cách nào cũng được, miễn bạn phải có NGHỀ!

    Cá nhân là phần tử của gia đình, gia đình là phần tử của xã hội... chỉ cần mỗi chúng ta tự nỗ lực hoàn thiện bản thân, làm tốt việc của mình thì đã là đang làm chính trị, đang xây dựng đất nước. Nhờ sự “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết!” ấy mà dân tộc Việt Nam “Thành công, thành công, đại thành công!” trong hai cuộc chiến tranh khốc liệt- chống Pháp và chống Mĩ! Ngày nay, nếu mỗi chúng ta đều giữ được tinh thần ấy thì Tổ Quốc Anh Hùng chẳng những không kẻ thù nào xâm hại được mà còn sớm “sánh vai cùng các cường quốc năm châu”!

     
  2. Ở diễn đàn ko cho bàn luận về chính trị mờ lị ;));))
     
    CaSauChuaPro thích bài này.
  3. Thiên Thanh Hi

    Thiên Thanh Hi Ban Quản Trị

    Tôi chỉ bàn về chủ đề "miệng chó không thể mọc được ngà voi". Bài tôi vừa mới đăng, không có ai đọc nhanh đến mức chỉ trong 10-15 phút mà xong cả bài nên xin đừng gửi bài sớm để đánh giá xem tôi viết về cái gì.
     
  4. đọc xog 1 nửa đã hiểu ra hiều điều.tý đọc tiếp.:D ....các ông tướng cố gắng đọc hết nhé, ý nghĩa lắm
     
  5. Nói thì hay, hành động thì tieu nhan =))
     
  6. Ở diễn đàn mình có luật là cấm bàn luận về chính trị. Nên tôi mới nói vậy. Chứ tôi đọc lướt cũng kha khá hiểu ý của cậu mà :D
     
  7. Thiên Thanh Hi

    Thiên Thanh Hi Ban Quản Trị

    Chắc tôi không cần phải nói thẳng ra cậu dùng clone nào đâu nhỉ? Cậu bị người khác chửi nhiều rồi, nói ra cậu là ai thì có lẽ tôi cũng tiểu nhân thật.

    Tôi tiểu nhân hay không thì cứ để cộng đồng đánh giá, câu nói có thể giả nhưng nhận thức thì không. Tiểu nhân thì họ bầu người nào đại nhân làm admin, tôi càng đỡ mệt.

    Tôi nhắc lại quan điểm, nếu khúc mắc, hỏi rõ ràng- tôi trả lời, còn nếu không mà cứ lập clone gửi bài châm chọc thì tạm chưa nói tiểu nhân hay không nhưng tính cậu quá trẻ con. Cần nói rõ là nick kia của cậu sai phạm nên mod khác banned, tôi không liên quan nhé!
     
  8. Sáng nay trên đường đi làm dạo qua ngã tư rẽ vào đường Thuỵ Khuê đã thấy mấy người cẩm biển phản động rồi. bây h thấy Bác Phan viết mình thấy hôm nay thấy trùng hợp :D tình hình làm con đề rồi dẫn vợ con ra bờ hồ nằm ngủ cho mát :x
     
    Thiên Thanh Hi thích bài này.
  9. Thiên Thanh Hi

    Thiên Thanh Hi Ban Quản Trị

    Bạn thấy biển gì vậy?

    Mà tôi không phải "bác fan" nhé, "bác fan" là mọi người thường gọi anh có nick diễn đàn fantasymc ấy.
     
  10. Mình đi lướt qua thôi nhưng cũng nhìn được một số từ : " Chế độ Xã Hội ngày càng đi xuống người dân như chúng tôi phải chịu khổ " hay " Quyết tâm đấu tranh cho một chế độ công bằng hơn " Biển đeo trước ngực to đùng. mà toàn các cụ tuổi cao đeo !
     
    LinhBaBy thích bài này.
  11. Thiên Thanh Hi

    Thiên Thanh Hi Ban Quản Trị

    Cái này không hẳn là biểu tình nhưng có một thủ đoạn để gây chú ý (dù mục đích phản đối đúng hay sai) là sử dụng người già, phụ nữ và trẻ em.

    Trong tổ chức bạo loạn lật đổ chính quyền, luôn luôn xuất hiện hình ảnh trẻ em trong trang phục học sinh bị vấy máu bởi hình ảnh này có tính công kích rất mạnh, còn nhiều hình ảnh khác có tính nhấn mạnh nhưng xin giới hạn không nêu.

    Mấy ông kia hoặc là gián tiếp (con cháu có tranh chấp nhưng lại để mấy ông bà già phản đối vì không ai dám động vào mấy ông bà già) hoặc trực tiếp đến chế độ, quyền lợi về an sinh, phúc lợi xã hội... Vấn đề là dù có tranh chấp, bức xúc cũng chỉ ở khía cạnh giữa cá nhân-cá nhân hoặc cá nhân-đoàn thể, ví dụ cơ quan hoặc chính quyền xã phường xử lý chưa thỏa đáng... nhưng lại cầm cái biển như thế kia là vơ đũa cả nắm đến "chế độ" và "xã hội", từ đây có thể phát triển liên hệ đến việc các bậc "lão thành" bày tỏ quan điểm thế nào về đa nguyên, đa đảng, cộng sản, tư bản, chủ nghĩa xã hội... Tính liên hệ rất rộng, có thể nghi ngờ đã bị kẻ gian lợi dụng.
     
    KauBuon thích bài này.
  12. Gia Bảo

    Gia Bảo <b>Long[̲̅ə̲̅٨̲̅٥̲̅٦̲̅]Hiền</b>

    Viết bài này không đơn giản là 1 ngày, 1 tuần hay 1 tháng.
     
    vipmeli94 thích bài này.
  13. Đọc xong toát mồ hôi hột, lơ mơ một cái bị biến thành lá bài phản động ngay!

    Nóng hổi nhất là vấn đề tranh chấp Biển Đông với Trung Quốc, phần lớn đều phản ứng tiêu cực về chính sách của nhà nước; thật khó cắt nghĩa để mọi người hiểu về chính sách ngoại giao mềm dẻo nhưng cương quyết, 8-> khó thuyết phục các chính trị gia ăn rau muống bàn chính sự gần nhà...
     
    Thiên Thanh HiGia Bảo đã thích.
  14. Nhân quyền và tôn giáo là 2 vấn đề được các thế lực thù địch tận dụng khai thác triệt để. Cậu là người theo Đạo nên cảnh giác!
     
    thanhxsay, ™TuLongThiên Thanh Hi đã thích.
  15. Thiên Thanh Hi

    Thiên Thanh Hi Ban Quản Trị

    Cảm ơn đã chia sẻ!

    Ngày xưa tôi từng nghe vài kẻ phản động bàn về tôn giáo và dùng nó làm lá bài để kích động chia rẽ (với tôn giáo khác và với quốc gia), tôi liền trả lời thế này: Đạo lớn nhất của người Việt ta là đạo thờ cúng tổ tiên, tôn giáo lớn nhất của người Việt ta là tôn giáo yêu nước.

    Đây là quan điểm cá nhân tôi, tôi thấy rất lạ lùng là tại sao có một số người lại đi thờ vị thần thánh nào đó ở nơi rất xa xôi mà quay sang có thái độ thù địch với người thờ vị thần thánh khác hoặc lấy cái gọi là "lòng tin" làm lý do cho việc có những lời nói và việc làm đi ngược lại lợi ích quốc gia. Chẳng khác gì mấy câu chuyện trẻ trâu tôn vinh thần tượng còn hơn cả bố mẹ mà chúng ta vẫn đọc trên mạng.

    Đồng ý rằng mọi người được tự do về tôn giáo, bản thân tôi tìm hiểu nhiều về tôn giáo và rất ủng hộ tinh thần của những tôn giáo chân chính. Tuy nhiên, cao lấy thấp làm nền, tình yêu và niềm tin cơ bản trong con người chúng ta không thể tách rời đạo lý uống nước nhớ nguồn. Cho nên: Đạo lớn nhất là thờ cúng tổ tiên, tôn giáo lớn nhất là yêu nước.
     
  16. đọc cũng thấy hay và ý nghĩa mỗi tội dài quá a TTH ơi :D
     
  17. Hôm trước đi ăn cơm ở quán có 1 lão già vừa ăn vừa nói to
    nông đức mạnh là con rơi của Hồ chí Minh. không tin đi xét nghiệm ADN

    mình bực mình quá. chém lão ta tới tấp... :))
    đúng là già rồi mà ngu. thiếu hiểu biết. nghe những lời của bọn phản động
     
    Thiên Thanh Hi thích bài này.
  18. Devil Sword

    Devil Sword <b>POLICE</b>

    Bác Khoẻ cũng có phủ nhận điều đó đâu nhỉ onion17
     
  19. cuong001

    cuong001 Love Agribank

    Mình đã đọc hết nhưng miễn bình luận nhé.:D
     
  20. Tốt nhất là ko nên :))
     
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa. Bạn muốn mở lại chủ đề? Nhắn tin cho admin Thiên Thanh Hi

Chia sẻ trang này