Một lời nói dối

Thảo luận trong 'Tâm sự, tùy bút' bắt đầu bởi Thiên Thanh Hi, 25/3/12.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa. Bạn muốn mở lại chủ đề? Nhắn tin cho admin Thiên Thanh Hi
  1. Thiên Thanh Hi

    Thiên Thanh Hi Ban Quản Trị

    Mỗi ngày gặp biết bao lời nói và hành vi giả dối... cuối cùng đều là vì nhận thức về giá trị.

    Nếu như đối với bạn một trăm ngàn đồng quý hơn một lời nói thật, bạn đương nhiên nói dối để có được nó.
    Bạn có thể có "tư cách" hơn người nói dối chỉ vì một trăm ngàn đồng kia, nhưng "tư cách" của bạn có thể mua được bằng bao nhiêu, chục triệu, trăm triệu?

    Vậy bạn sẽ giả dối khi nào? Khi thấy rằng giá trị nhận được sẽ lớn hơn việc giữ lại sự tôn nghiêm của bản thân?
    Có thể, có thể điều ấy không sai!

    Bạn tỏ ra ở mình có cái gì đó hơn người với người khác trong khi xét cho cùng bạn cũng biết mình chỉ là kẻ rỗng tuếch, nhưng bạn cứ muốn giả dối như vậy bởi cái mà bạn thu được là sự "ngước nhìn" từ người khác? Cảm giác được người khác đón nhận mình thú vị đến nỗi bạn cho rằng giả tạo một chút cũng không sao.
    Có thể, ai đó sẽ nói không sai khi dùng trong giao tiếp, công việc làm ăn!

    Nhưng đừng bán rẻ bản thân.

    Một lời giả dối, bạn đánh mất sự tôn nghiêm của bản thân!

    Tại sao điều này quan trọng và đáng để nhắc đến như vậy?

    Bởi vì, đó là việc bạn có tôn trọng bản thân mình hay không. Đừng ngụy biện rằng vì cái lợi bạn thu được là lớn nên bạn đành phải không thành thật.

    Người khác có thể không tôn trọng bạn nhưng bạn đừng tự coi thường chính mình, đừng đánh mất sự tôn nghiêm của bản thân vì những lợi ích nhỏ nhoi, cục bộ, hình thức.

    Những người hàng ngày buôn bán những thứ lặt vặt, chỉ vì lời lãi vài ngàn, vài chục ngàn đồng mà dùng những lời nói và hành vi giả dối là đang tự bán rẻ sự tôn nghiêm của mình... họ thật đáng thương.

    Những chàng trai, cô gái hàng ngày "đưa đẩy", "rào trước đón sau" với nhau (mà không phải bằng sự chân thành rộng mở) cũng thật đáng thương, họ soi gương hàng ngày thì nhiều nhưng nhìn vào bản thân thì ít.

    Cuối cùng.

    Họ đánh mất sự tôn nghiêm của bản thân không phải vì lừa dối người khác.
    Mà vì lừa dối chính mình.
     
  2. Hay quá bóc tem cái nào.
     
  3. TTH lại có hứng post bài ở đây ;))
     
  4. Nói dối nó còn tùy thuộc vào mục đích và trách nhiệm nữa

    a Hi có bh nói dối k
     
  5. Thiên Thanh Hi

    Thiên Thanh Hi Ban Quản Trị

    Có, nhất là khi phá án, nhiều lúc phải "lườm rau gắp thịt", giả vờ thế này xong lại làm thế khác, nói một đằng làm một nẻo...

    Nhưng khi nói dối như vậy tôi không đánh mất sự tôn nghiêm của mình, bởi tôi không cần giữ chữ tín với những kẻ gây hại cho chúng ta.
     
  6. nhiều lúc nói dối cóhaij và nhiều lúc cũng có lợi :">:">
    anh hi nói dối vợ đi nhậu nhẹt không đới ;))
    cá là có rồi
     
  7. Thiên Thanh Hi

    Thiên Thanh Hi Ban Quản Trị

    Tiêu đề topic có hai chữ "nói dối" nhưng nội dung bài viết của tôi không chỉ nhắc đến hai chữ "nói dối", mà là cái ở đằng sau nó.
     
    Boong thích bài này.
  8. Nhưng nếu có 1 trường hợp hi hĩu. 1 ng bà rất yêu thương ng cháu của mình. nhưng cháu lại bị tai nạn. bố mẹ của cháu k muốn cho bà biết sự đau khổ này để giấu bà. như thế có phải nói dối không ạ.
     
  9. Thiên Thanh Hi

    Thiên Thanh Hi Ban Quản Trị

    5 người tham gia topic thì 2 người spam, 3 người đi lạc hướng :-?
     
  10. Gia Bảo

    Gia Bảo <b>Long[̲̅ə̲̅٨̲̅٥̲̅٦̲̅]Hiền</b>

    Nói dối tùy từng lúc để nói dối.
    Nói dối cũng có thể được gọi là chém gió.Chém gió là hình thức nói dối ra mặt.Rõ ràng họ biết mình nói dối và họ cười.Nhưng..Đừng nói dối để lợi dụng nhau.
    Đừng nói dối để vì lợi ích cá nhân.Đó là tham lam và ích kỷ .:">
     
  11. ý của a aj cũng hiểu ...
    hiểu rồi thì fai hiểu rộng hơn nữa :>
     
  12. lương tâm và sự tôn nghiêm của bản thân :D đừng vì $ bán rẻ lương tâm !
     
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa. Bạn muốn mở lại chủ đề? Nhắn tin cho admin Thiên Thanh Hi

Chia sẻ trang này